Thuê môi trường rừng là gì? Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có quyền cho thuê môi trường rừng?

Tôi có thắc mắc là tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có quyền cho thuê môi trường rừng? Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ gì? Đây là câu hỏi của anh T.G đến từ Vĩnh Long.

Thuê môi trường rừng là gì?

Thuê môi trường rừng được giải thích tại khoản 22 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

môi trường rừng

Thuê môi trường rừng là gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có quyền cho thuê môi trường rừng không?

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có quyền được quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
c) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...

Theo đó, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có quyền sau đây:

- Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể:

Quyền chung của chủ rừng
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
9. Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.

- Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 94 của Luật này;

- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này;

- Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có quyền cho thuê môi trường rừng.

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ gì?

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
...
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này, cụ thể:
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Ký hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình; cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ sau:

- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể:

Nghĩa vụ chung của chủ rừng
1. Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
3. Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
4. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
5. Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

- Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;

- Ký hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình; cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.

Thuê môi trường rừng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thuê môi trường rừng
Rừng phòng hộ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Rừng phòng hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lực lượng vũ trang nhân dân có được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng không?
Pháp luật
Hộ gia đình không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ thì có được mua đất nông nghiệp trong khu vực đó hay không?
Pháp luật
Người sử dụng đất rừng phòng hộ có phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hay không?
Pháp luật
Hộ gia đình được Nhà nước giao rừng phòng hộ có được khai thác gỗ trong trường hợp rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không?
Pháp luật
Tiêu chí đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải đáp ứng các yêu cầu gì? Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ, bảo vệ rừng phòng hộ được quy định ra sao?
Pháp luật
Giá trị quyền sử dụng rừng là gì? Cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ thì có được thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng rừng không?
Pháp luật
Nhà nước có giao rừng phòng hộ đầu nguồn không thu tiền sử dụng rừng đối với những cá nhân hộ gia đình cư trú ở nơi khác đến không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng là mẫu nào?
Pháp luật
Cá nhân sử dụng đất rừng phòng hộ có phải trả tiền sử dụng đất? Có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ có bắt buộc phải có bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ tỷ lệ 1/5.000 không?
Pháp luật
Quyền của cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ? Có bao nhiêu loại rừng phòng hộ theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuê môi trường rừng
5,614 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuê môi trường rừng Rừng phòng hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuê môi trường rừng Xem toàn bộ văn bản về Rừng phòng hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào