Thuế độc thân là gì? Có đánh thuế đối với người độc thân tại Việt Nam không? Người độc thân có bị phạt khi vi phạm?
Thuế độc thân là gì? Có đánh thuế đối với người độc thân tại Việt Nam không? Người độc thân có bị phạt khi vi phạm?
Khái niệm "Thuế" được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
....
Thêm vào đó, đối tượng nội thuế được quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
...
Theo đó, "Thuế" có thể hiểu là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có định nghĩa về "Thuế độc thân là gì" cũng như khái niệm về "người độc thân".
Thuật ngữ "người độc thân" có nêu trên có thể hiểu rằng là những cá nhân chưa kết hôn hoặc đã ly hôn nhưng chưa tái hôn, không phân biệt giới tính hay lý do độc thân.
Mặc dù không có ý nghĩa pháp lý đặc biệt, khái niệm nêu trên vẫn được sử dụng phổ biến, đặc biệt trong các hoạt động thống kê, điều tra xã hội học. Thực tế, người độc thân vẫn có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như những người khác, chỉ khác biệt ở việc chưa có quan hệ hôn nhân. Nhà nước cũng có một số chính sách, quy định dành riêng cho nhóm người này. Vì vậy, mặc dù không có định nghĩa pháp lý chính thức, khái niệm "người độc thân" vẫn được sử dụng để phân loại và có các chính sách phù hợp.
Cũng theo đó, tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì "độc thân" không phải là yếu tố xác định việc chịu thuế của người nộp thuế. Do đó, người độc thân tại Việt Nam không phải chịu "Thuế độc thân".
Như vậy, hiện nay người độc thân tại Việt Nam không phải nộp "Thuế độc thân" cũng như không phải chịu phạt vi phạm khi không kết hôn.
Lưu ý: Đây cũng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, việc tỷ lệ sinh giảm phần lớn đến từ việc độ tuổi kết hôn đang có xu hướng trễ hóa, nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn.
Chính vì vậy, thời gian qua tại Việt Nam có luồng quan điểm cho rằng nên giảm giờ việc xuống để người độc thân có thời gian hẹn hò, tìm hiểu bạn đời.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
>> Xem thêm: Thời gian bắt đầu đánh "Thuế độc thân"
>> Quốc gia nào trên thế giới áp dụng thuế độc thân?
Thuế độc thân là gì? Có đánh thuế đối với người độc thân tại Việt Nam không? Người độc thân có bị phạt khi vi phạm? (Hình từ Internet)
Mục tiêu giảm tỷ lệ người độc thân tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Mục tiêu giảm tỷ lệ người độc thân tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Mục 1 Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
(1) Mục tiêu chung
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.
(2) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con).
- Giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con).
- Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 con đến 2,2 con).
Chính sách hỗ trợ, khuyến khích giảm tỷ lệ độc thân ở giới trẻ được quy định như thế nào?
Chính sách hỗ trợ, khuyến khích giảm tỷ lệ độc thân ở giới trẻ được quy định tại khoản 3 Mục 2 Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 cụ thể như sau:
Rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định không còn phù hợp với mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đặc biệt là các quy định xử lý vi phạm chính sách dân số hiện hành.
+ Đề xuất ban hành quy định về việc đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau:
+ Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên;
++ Hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình,...
+ Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng.
++ Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.
Các nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên cần thực hiện ngay:
- Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên,...
- Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế,... đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp.
- Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như sau:
+ Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình: Phát triển các câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi,...
+ Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sỹ gia đình... Chú trọng quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.
+ Hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con và sinh đủ hai con: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình;...
+ Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đinh; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?