Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông PE không sử dụng cho đóng gói được tính như thế nào?
Túi ni lông PE không sử dụng cho đóng gói có bị tính thuế bảo vệ môi trường hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC (Được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC)quy định như sau:
“Điều 1. Đối tượng chịu thuế
...
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản này được quy định cụ thể như sau:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm:
a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.
a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
...
a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.….”
Như vậy trong trường hợp này túi ni lông PE là đối tượng chịu thuế của thuế bảo vệ môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông PE không sử dụng cho đóng gói được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách tính thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông PE như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định công thức tính thuế bảo vệ môi trường như sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá
Trong đó:
- Số lượng hàng hóa tính thuế đối với túi ni long được hướng dẫn tại điểm 1.4 khoản 1 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC (Bổ sung bởi Điều 3 Thông tư 159/2012/TT-BTC) như sau:
+ Được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp.
+ Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
- Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 106/2018/TT-BTC) thì:
+ Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.
+ Theo đó thì mức thuế tuyệt đối đối với túi ni lông chịu thuế là 50.000đ/kg
Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.
Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 50.000 đồng/kg = 3.500.000 đồng.
Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp mua tiêu thụ túi ni lông thì bên nào phải kê khai và nộp thuế?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC (Được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư 159/2012/TT-BTC) quy định như sau:
"Điều 7. Khai thuế, nộp thuế.
...
2. Kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
....
2.4. Hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được sản xuất trong nước hoặc trong khu phi thuế quan và bán ra giữa trong nước và khu phi thuế quan, trong khu phi thuế quan, giữa các khu phi thuế quan với nhau và xuất nhập khẩu tại chỗ (trong lãnh thổ Việt Nam) (trừ bao bì được sản xuất để đóng gói sản phẩm theo quy định tại tiết a2 và a3 điểm a Điều 1 Thông tư này) thì cơ sở sản xuất hàng hoá phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường.
Việc xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế bảo vệ môi trường là khi hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam."
Như vậy, theo các quy định trên, thì thuế bảo vệ môi trường được áp dụng đối với bao bì ni lông thuộc diện chịu thuế khi tiêu dùng tại Việt Nam và khi đó cơ sở sản xuất hàng hoá phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025 ở đâu?
- Mừng thọ 80 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 80 tuổi? 03 Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?