Thực phẩm nào phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo thực phẩm? Khi nào được phát hành quảng cáo thực phẩm?
Thực phẩm nào phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo thực phẩm?
Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo được quy định tại Điều 26 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.
Đồng thời tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định:
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
...
Như vậy, các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo, trừ sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Thực phẩm nào phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo thực phẩm? Khi nào được phát hành quảng cáo thực phẩm? (hình từ internet)
Không sử dụng hình ảnh nào khi đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm
Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:
1. Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.
2. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
3. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
a) Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
b) Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.
...
Như vậy, không được sử dụng hình ảnh của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm khi đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm.
Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo gồm:
- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP; Tải về
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Khi nào được phát hành quảng cáo thực phẩm?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm
...
6. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo; tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận.
Như vậy, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo chỉ được phát hành quảng cáo thực phẩm đối với thực phẩm đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu thông báo tạm dừng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng chuẩn Nghị định 175?
- Thêm lãi 0,05% mỗi ngày nếu chậm nộp phạt vi phạm giao thông? Cách xác định thời gian để tính tiền chậm nộp phạt?
- Mẫu báo cáo thẩm tra theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 file word? Hướng dẫn ghi Mẫu báo cáo thẩm tra theo Nghị định 175?
- Đậu xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu 2025? Lỗi Đậu xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu 2025 theo Nghị định 168?
- Việc phân tích thông tin trong Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam được thực hiện thông qua hình thức nào?