Thực hiện quản lý luồng không lưu sẽ có các giai đoạn nào? Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm gì đối với các bên liên quan?
Thực hiện quản lý luồng không lưu sẽ có các giai đoạn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 172 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Các giai đoạn thực hiện ATFM
Các giai đoạn thực hiện ATFM gồm giai đoạn chiến lược, tiền chiến thuật, chiến thuật và phân tích sau thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì thực hiện quản lý luồng không lưu sẽ gồm giai đoạn chiến lược, tiền chiến thuật, chiến thuật và phân tích sau thực hiện.
Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm gì đối với các bên liên quan?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện ATFM
1. Trung tâm ATFM:
a) Chủ trì, triển khai thực hiện ATFM và giám sát việc thực hiện các giải pháp ATFM trong vùng trời trách nhiệm;
b) Lập và phân phối kế hoạch ATFM chiến lược, kế hoạch ATFM hằng ngày (ADP) dựa trên tiến trình CDM với các cơ quan, đơn vị liên quan;
c) Thu thập, phân tích thông tin ATFM có liên quan bao gồm: điều kiện thời tiết, hạn chế năng lực, thiếu cơ sở hạ tầng, đóng cửa đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống tự động quản lý không lưu ngừng hoạt động và những thay đổi về phương thức, quy trình ảnh hưởng đến các cơ sở điều hành bay;
d) Phân tích và phân phối thông tin ATFM đến các thành phần ATFM có liên quan;
đ) Xây dựng phương thức để trao đổi phổ biến thông tin trên trang thông tin điện tử ATFM;
e) Đánh giá tác động của việc mất cân bằng giữa nhu cầu hoạt động bay và năng lực thông qua của sân bay, vùng trời;
g) Soạn thảo, tổ chức ký kết văn bản phối hợp thực hiện với các thành phần thực hiện ATFM và văn bản phối hợp về ATFM;
h) Kết nối các thành viên CDM, ATFM.
...
Theo đó, trung tâm quản lý luồng không lưu sẽ có những trách nhiệm sa:
- Chủ trì, triển khai thực hiện ATFM và giám sát việc thực hiện các giải pháp ATFM trong vùng trời trách nhiệm;
- Lập và phân phối kế hoạch ATFM chiến lược, kế hoạch ATFM hằng ngày (ADP) dựa trên tiến trình CDM với các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Thu thập, phân tích thông tin ATFM có liên quan bao gồm: điều kiện thời tiết, hạn chế năng lực, thiếu cơ sở hạ tầng, đóng cửa đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống tự động quản lý không lưu ngừng hoạt động và những thay đổi về phương thức, quy trình ảnh hưởng đến các cơ sở điều hành bay;
- Phân tích và phân phối thông tin ATFM đến các thành phần ATFM có liên quan;
- Xây dựng phương thức để trao đổi phổ biến thông tin trên trang thông tin điện tử ATFM;
- Đánh giá tác động của việc mất cân bằng giữa nhu cầu hoạt động bay và năng lực thông qua của sân bay, vùng trời;
- Soạn thảo, tổ chức ký kết văn bản phối hợp thực hiện với các thành phần thực hiện ATFM và văn bản phối hợp về ATFM;
- Kết nối các thành viên CDM, ATFM.
Quản lý luồng không lưu (Hình từ Internet)
Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm gì trong thực hiện quản lý luồng không lưu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 173 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện ATFM
...
6. Cục Hàng không Việt Nam:
a) Ban hành quy định hướng dẫn thực hiện ATFM phù hợp yêu cầu của ICAO và điều kiện khai thác thực tế tại Việt Nam;
b) Tổ chức quy hoạch, phân định trách nhiệm, thiết lập và phối hợp khai thác hệ thống ATFM HKDD Việt Nam;
c) Tổ chức công bố phương thức và thông tin liên quan đến ATFM trong AIP Việt Nam;
d) Chủ trì tổ chức phối hợp, hiệp đồng trong việc thực hiện ATFM liên quan đến CDM, đảm bảo qua ranh giới chuyển giao kiểm soát theo kế hoạch, thỏa thuận của khu vực châu Á - Thái Bình Dương; kết nối và phối hợp khai thác với hệ thống ATFM của các nước liên quan;
đ) Chủ trì xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác ATFM giữa các thành viên thực hiện ATFM; kiểm tra, giám sát và tổ chức hoàn thiện việc thực hiện ATFM theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
Theo đó, trách nhiệm Cục hàng không Việt Nam trong thực hiện quản lý luồng không lưu như sau:
+ Ban hành quy định hướng dẫn thực hiện ATFM phù hợp yêu cầu của ICAO và điều kiện khai thác thực tế tại Việt Nam;
+ Tổ chức quy hoạch, phân định trách nhiệm, thiết lập và phối hợp khai thác hệ thống ATFM HKDD Việt Nam;
+ Tổ chức công bố phương thức và thông tin liên quan đến ATFM trong AIP Việt Nam;
+ Chủ trì tổ chức phối hợp, hiệp đồng trong việc thực hiện ATFM liên quan đến CDM, đảm bảo qua ranh giới chuyển giao kiểm soát theo kế hoạch, thỏa thuận của khu vực châu Á - Thái Bình Dương; kết nối và phối hợp khai thác với hệ thống ATFM của các nước liên quan;
+ Chủ trì xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác ATFM giữa các thành viên thực hiện ATFM; kiểm tra, giám sát và tổ chức hoàn thiện việc thực hiện ATFM theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?