Thực hiện phân loại nợ như thế nào đối với đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng?
Thực hiện phân loại nợ như thế nào đối với đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 9 Thông tư 31/2024/TT-NHNN thì đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng, ngân hàng thực hiện phân loại nợ như sau:
(1) Đối với nghiệp vụ phát hành thư tín dụng:
- Trường hợp phát hành thư tín dụng trả ngay hoặc trả chậm (trừ trường hợp quy định tại điểm a(ii) Khoản này), ngân hàng phát hành phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư này đối với bên đề nghị, kể từ ngày ngân hàng phát hành thanh toán cho bên thụ hưởng;
- Trường hợp phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng, ngân hàng phát hành phân loại khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng như là một khoản cho vay đối với bên đề nghị, kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng;
(2) Đối với nghiệp vụ xác nhận thư tín dụng:
Ngân hàng xác nhận phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng đối với ngân hàng phát hành và ngân hàng phát hành phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng đối với bên đề nghị theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư này, kể từ thời điểm ngân hàng xác nhận thanh toán cho bên thụ hưởng;
(3) Đối với nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng:
Ngân hàng thương lượng phân loại khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng đối với bên thụ hưởng như khoản chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác quy định tại khoản 8 Điều 9 Thông tư 31/2024/TT-NHNN.
(4) Đối với nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng:
- Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả, ngân hàng hoàn trả phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư này đối với ngân hàng phát hành, kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng;
- Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả (trừ trường hợp quy định tại điểm d(i) Khoản này), ngân hàng hoàn trả phân loại khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng như là một khoản cho vay đối với ngân hàng phát hành, kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng;
(5) Đối với số tiền mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại số tiền mua như một khoản cho vay đối với ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận.
Thực hiện phân loại nợ như thế nào đối với đối với khoản nợ phát sinh từ hoạt động bao thanh toán? (hình từ internet)
Bộ phận nào của ngân hàng có trách nhiệm thực hiện phân loại nợ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
1. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải có bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng (phòng, ban hoặc tương đương) tại trụ sở chính của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài để quản lý việc thực hiện việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong toàn hệ thống theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng của ngân hàng ại trụ sở chính của ngân hàng có trách nhiệm quản lý việc thực hiện việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong toàn hệ thống theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 31/2024/TT-NHNN có quy định về trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng như sau:
- Xây dựng, trình Tổng giám đốc (Giám đốc) để trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc trình Tổng giám đốc (Giám đốc) (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng, ban hành:
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bổ sung, sửa đổi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
+ Chính sách dự phòng rủi ro, sửa đổi, bổ sung chính sách dự phòng rủi ro;
- Xây dựng, trình Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành các quy định về quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, việc thu thập, bổ sung số liệu, thông tin khách hàng;
- Quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
- Quản lý việc thực hiện việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong toàn hệ thống;
- Tổng hợp, báo cáo, đề xuất Hội đồng xử lý rủi ro các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro theo quy định tại Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro;
- Quản lý, theo dõi các đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư 31/2024/TT-NHNN.
- Cung cấp thông tin, phối hợp với các đơn vị chức năng tại trụ sở chính trong việc xây dựng trình Tổng giám đốc (Giám đốc) để trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc trình Tổng giám đốc (Giám đốc) (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định nội bộ của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Ngân hàng có trách nhiệm báo cáo kết quả và cung cấp thông tin về phân loại nợ với ai?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Báo cáo
1. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải báo cáo kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
2. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trách nhiệm cung cấp cho CIC những thông tin theo quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định tại Thông tư này.
3. Hằng năm, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông (đối với tổ chức tín dụng cổ phần), chủ sở hữu (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), thành viên góp vốn (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) về kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, kết quả sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Như vậy, ngân hàng có trách nhiệm báo cáo kết quả phân loại nợ với Ngân hàng nhà nước. Đồng thời, cung cấp cho CIC những thông tin theo quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
Hằng năm, báo cáo kết quả phân loại nợ cho Đại hội đồng cổ đông (đối với tổ chức tín dụng cổ phần), chủ sở hữu (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), thành viên góp vốn (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?