Thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào?

Xin hỏi, thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào? chị Mỵ Nương - TP. Hà Nội

Ngày 05/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030.

Hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2023-2030 là gì?

Theo mục I Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 nêu rõ:

- Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, ưu tiên của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế và phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, phương án, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.

- Các nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cần có tính toàn diện, sâu sát, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, có tính dự báo nhằm mang lại hiệu quả thực chất.

- Đồng thời, bám sát mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra tại Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030: “Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

- Bên cạnh đó, xây dựng nền kinh tế tự chủ phải phục vụ mục tiêu góp phần tăng cường sức mạnh nội sinh trên cơ sở làm chủ công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường.

hội nhập kinh tế

Thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào? (Hình internet)

Mục tiêu nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2023-2030 là gì?

Theo mục II Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 cho biết:

* Mục tiêu chung:

Mục tiêu trọng tâm là: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; nhanh chóng phục hồi kinh tế vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả nhằm thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển, tăng cường sự gắn kết lợi ích với các đối tác và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia.

* Mục tiêu cụ thể:

- Chuyển hóa các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được thành kết quả cụ thể trong việc tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế; thúc đẩy phát triển các khu vực kinh tế trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, hiện đại, hội nhập hơn.

- Nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới.

- Tăng cường hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực xã hội, trong đó có hỗ trợ của các cơ chế đa phương, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp,... trong quá trình thực thi các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt các cam kết trong các FTA.

- Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài; tăng cường khả năng ứng phó và xử lý linh hoạt hiệu quả trước các diễn biến trên thế giới có thể gây ra/đe dọa ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động xuất nhập khẩu, giao dịch thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế của các ngành kinh tế; hoàn thiện hệ thống phòng vệ thương mại để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Đồng thời, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam; tạo điều kiện, môi trường để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc.

- Nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, vị trí của pháp luật quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; chủ động, tích cực tham gia xây dựng quy tắc pháp lý quốc tế; tận dụng tối đa pháp luật quốc tế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhất là trong giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh.

- Đẩy mạnh hợp tác, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế sâu rộng.

- Chủ động, tích cực tham gia hội nhập kinh tế số nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế: trong đó chú trọng vào khai thác hiệu quả các FTA nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường. Tích cực đàm phán các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng như tham gia vào các mô hình, khuôn khổ hợp tác và liên kết mới về kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại phù hợp với điều kiện của đất nước và hội nhập quốc tế.

Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào?

Theo mục III Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 đã nhấn mạnh để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 có những giải pháp sau:

- Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế;

- Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh;

- Thực thi hiệu quả các FTA;

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 và phát triển bền vững;

- Hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ,an ninh quốc phòng.

Hội nhập kinh tế quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về hội nhập kinh tế quốc tế thuộc ngạch công chức nào? Cần đáp ứng những yêu cầu gì về trình độ, năng lực?
Pháp luật
Công việc cụ thể của chuyên viên về hội nhập kinh tế quốc tế là làm những công việc gì? Phạm vi quyền hạn của chuyên viên này?
Pháp luật
Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc những chuyên ngành nào?
Pháp luật
Thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào?
Pháp luật
Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào?
Pháp luật
Chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng được xây dựng như thế nào? Ai có quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch này?
Pháp luật
Chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng do ai xây dựng? Và được xây dựng khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội nhập kinh tế quốc tế
985 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội nhập kinh tế quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào