Thực hiện khảo nghiệm diện hẹp giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa tối thiểu bao nhiêu vụ? Bố trí thí nghiệm như thế nào?

Địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khảo nghiệm diện hẹp giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa cần đáp ứng những yêu cầu gì? Thực hiện khảo nghiệm diện hẹp giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa tối thiểu bao nhiêu vụ? Bố trí thí nghiệm như thế nào? Trên đây là câu hỏi của chị Vân Tuyết tại Bạc Liêu.

Địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khảo nghiệm diện hẹp giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Khảo nghiệm diện hẹp (Replicated field trials) là khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô nhỏ, có lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với giống lúa được khảo nghiệm theo tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 định nghĩa.

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa như sau:

Yêu cầu về khảo nghiệm
4.1 Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa
4.1.1 Khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng
- Tổ chức thử nghiệm giống, sản phẩm cây trồng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để kiểm tra chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm và phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng theo quy định tại 5.2.6;
- Hệ thống mạng lưới điểm khảo nghiệm đáp ứng: số lượng điểm khảo nghiệm tối thiểu tại mỗi vùng khảo nghiệm và diện tích tối thiểu để bố trí thí nghiệm tại mỗi điểm khảo nghiệm theo quy định tại 4.3;
- Nhà kho lưu mẫu giống khảo nghiệm: phải có thiết bị làm mát, điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ. Đảm bảo nhiệt độ từ 5 °C đến 15 °C, độ ẩm tương đối từ 40 % đến 60 %. Thể tích nhà kho tối thiểu 20 m3;
- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình khảo nghiệm như: máy tính, máy in, thiết bị ghi hình;
- Thiết bị, dụng cụ đo lường phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn định kỳ theo quy định, bao gồm: cân điện tử độ chính xác 0,1 g hoặc 0,01 g; cân có thể cân ít nhất 10 kg; máy đo độ ẩm hạt; tủ sấy;
- Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng như: thước, bình phun hoặc máy phun thuốc bảo vệ thực vật, bảng, biển hiệu phục vụ khảo nghiệm và các dụng cụ cần thiết khác;
- Trang bị bảo hộ lao động bao gồm: khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay

Theo đó, yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm diện hẹp giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa được quy định cụ thể trên.

Khảo nghiệm 1

Thực hiện khảo nghiệm diện hẹp giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa tối thiểu bao nhiêu vụ? (Hình từ Internet)

Thực hiện khảo nghiệm diện hẹp giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa tối thiểu bao nhiêu vụ? Bố trí thí nghiệm như thế nào?

Căn cứ theo tiết 5.2.1 và tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 quy định về phương pháp khảo nghiệm diện hẹp như sau:

Phương pháp khảo nghiệm
...
5.2 Phương pháp khảo nghiệm diện hẹp
5.2.1 Số vụ khảo nghiệm
Thực hiện tối thiểu 3 vụ và có ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên. Trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 1 vụ thì phải thực hiện ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên với vụ đề nghị công nhận lưu hành giống.
5.2.2 Bố trí thí nghiệm
Các giống khảo nghiệm và giống đối chứng được bố trí thí nghiệm theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5 m x 2 m). Mỗi ô thí nghiệm cấy 10 hàng theo chiều dài ô, hàng cách hàng 20 cm. Khoảng cách giữa các giống là 30 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm. Xung quanh ruộng thí nghiệm có ít nhất 2 hàng lúa bảo vệ.

Theo quy định trên, thực hiện khảo nghiệm diện hẹp giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa tối thiểu 3 vụ và có ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.

Trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 1 vụ thì phải thực hiện ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên với vụ đề nghị công nhận lưu hành giống.

Các giống khảo nghiệm và giống đối chứng được bố trí thí nghiệm theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 10m2 (5m x 2m). Mỗi ô thí nghiệm cấy 10 hàng theo chiều dài ô, hàng cách hàng 20 cm. Khoảng cách giữa các giống là 30cm và giữa các lần nhắc là 30cm. Xung quanh ruộng thí nghiệm có ít nhất 2 hàng lúa bảo vệ.

Khối lượng hạt giống tối thiểu cho 1 vụ khảo nghiệm diện hẹp giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiết 5.2.3 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 quy định về phương pháp khảo nghiệm diện hẹp như sau:

Phương pháp khảo nghiệm
...
5.2 Phương pháp khảo nghiệm diện hẹp
...
5.2.3 Giống khảo nghiệm
Khối lượng hạt giống tối thiểu cho 1 vụ khảo nghiệm là 0,5 kg/giống/điểm khảo nghiệm.
Khối lượng giống gửi tối thiểu đủ cho 3 vụ khảo nghiệm. Khối lượng giống để khảo nghiệm cho 2 vụ sau được lưu giữ tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định tại 4.1.
Chất lượng hạt giống lúa gửi khảo nghiệm đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).
Thời gian gửi giống trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B.

Theo quy định trên, khối lượng hạt giống tối thiểu cho 1 vụ khảo nghiệm là 0,5 kg/giống/điểm khảo nghiệm.

Khối lượng giống gửi tối thiểu đủ cho 3 vụ khảo nghiệm. Khối lượng giống để khảo nghiệm cho 2 vụ sau được lưu giữ tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa.

Giống cây trồng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẫu tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp Quyết định nhập khẩu giống cây trồng
Pháp luật
Mức xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng là bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Pháp luật
Người nước ngoài được đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng không?
Pháp luật
Có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đúng không?
Pháp luật
Buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng có các tài liệu nào?
Pháp luật
Nội dung ghi nhãn giống cây trồng có bắt buộc ghi thông tin cảnh báo an toàn theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Cá nhân đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng có cần phải mô tả đặc tính của giống hay không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là mẫu nào? Yêu cầu cấp Quyết định này có phải nộp lệ phí?
Pháp luật
Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ?
Pháp luật
Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán có phải kiểm tra nhà nước về chất lượng không?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng được tiến hành như thế nào? Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giống cây trồng
2,062 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giống cây trồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giống cây trồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào