Thực hiện giám sát tài chính đối với những doanh nghiệp nào do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu?
- Thực hiện giám sát tài chính đối với những doanh nghiệp nào do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu?
- Thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu bằng phương thức nào?
- Việc thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu dựa trên những căn cứ nào?
Thực hiện giám sát tài chính đối với những doanh nghiệp nào do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BYT năm 2024 thì những doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu thuộc đối tượng được giám sát tài chính gồm:
(1) Công ty TNHH một thành viên vắc xin Pasteur Đà Lạt.
(2) Công ty TNHH một thành viên vắc xin và Sinh phẩm Số 1.
(3) Công ty TNHH một thành viên Nhà Xuất bản Y học và Chi nhánh Nhà xuất bản y học tại Hồ Chí Minh.
Thực hiện giám sát tài chính đối với những doanh nghiệp nào do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu? (Hình từ Internet)
Thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu bằng phương thức nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục IV Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BYT năm 2024, việc thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu bằng phương thức sau:
- Phương thức giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung chủ yếu theo hình thức giám sát trước thông qua các nội dung Công ty phải xin ý kiến Bộ Y tế theo quy định của pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
- Giám sát gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính, báo cáo khác của doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý;
- Giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp.
Đối với Công ty TNHH một thành viên vắc xin Pasteur Đà Lạt
Giám sát trực tiếp tập trung giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với Công ty TNHH một thành viên vắc xin và Sinh phẩm Số 1
Giám sát trực tiếp tập trung giám sát về:
- Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình giám sát chấp hành pháp về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Đối với Công ty TNHH một thành viên Nhà Xuất bản Y học và Chi nhánh Nhà xuất bản y học tại Hồ Chí Minh,
Giám sát trực tiếp tập trung giám sát về:
- Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tình hình quản lý hàng tồn kho, tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp;
- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp;
- Thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế khác của doanh nghiệp.
Việc thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục V Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BYT năm 2024 thì việc thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ sở hữu dựa trên những căn cứ sau:
(1) Quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và quản lý tài chính tại doanh nghiệp.
(2) Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
(3) Chiến lược phát triển (nếu có), Kế hoạch tài chính, Kế hoạch sản xuất kinh doanh, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 của doanh nghiệp.
(4) Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm; 05 năm của doanh nghiệp (nếu có).
(5) Đề án/phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
(6) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
(7) Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp đã được kiểm toán độc lập, Báo cáo tài chính định kỳ theo quý, Báo cáo giám sát tài chính 6 tháng đầu năm và năm; báo cáo đột xuất khác (nếu có).
(8) Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
(9) Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?