Thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2021 - 2023 của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như thế nào?
Vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2021 - 2023 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Công văn 3366/VPCP-KTTH năm 2022 về xử lý hồ sơ trình phê duyệt đầu tư bổ sung vốn điều lệ của DN 100% vốn Nhà nước như sau:
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp khẩn trương có văn bản hướng dẫn cụ thể các Cơ quan đại diện chủ sở hữu (CQĐDCSH) là Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... thực hiện thống nhất về hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (VĐL) đang hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, hoàn thành trước 20 tháng 6 năm 2022, trong đó cần hướng dẫn thực hiện rõ đối với nội dung sau:
Như vậy, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp sẽ thực hiện triển khai xử lý hồ sơ trình phê duyệt đầu tư bổ sung vốn điều lệ của DN 100% vốn Nhà nước.
Thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2021 - 2023 của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như thế nào?
Thực hiện đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định như sau:
"Điều 5. Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
3. Đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp theo quy định tại Điều 10 và Điều 16 của Luật này.
4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.
5. Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình, đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
6. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
7. Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
8. Phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."
Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 thì đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp.
Thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì phạm vi đầu tư vốn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
"Điều 10. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc phạm vi sau đây:
a) Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
d) Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp và cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước quy định tại khoản 1 Điều này."
Như vậy, phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ được quy định cụ thể như trên.
Tải Công văn 3366/VPCP-KTTH: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?