Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính là gì? Quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ?
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính là gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính ban hành kèm Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 có giải thích về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính là phương thức phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Các cơ quan nhà nước (vụ, cục, văn phòng, thanh tra, tổng cục, ủy ban,...), đơn vị sự nghiệp công lập gọi chung là cơ quan, đơn vị.
3. Các doanh nghiệp nhà nước gọi chung là doanh nghiệp.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính được hiểu là phương thức phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính là gì? Quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện dân chủ?
Quyền của công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện dân chủ được quy định tại Điều 4 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính ban hành kèm Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
(1) Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ và Quy chế này.
(2) Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin; đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
(3) Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(4) Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội và kết quả thực hiện dân chủ.
Nghĩa vụ của công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện dân chủ được quy định tại Điều 5 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính ban hành kèm Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
(1) Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chấp hành quyết định, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương nơi cư trú.
(2) Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và Quy chế này.
(3) Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(4) Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính ban hành kèm Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 quy định thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
(1) Bảo đảm quyền của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ trong Bộ Tài chính.
(2) Bảo đảm sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ Tài chính, sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính, vai trò của Công đoàn và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính.
(3) Thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
(4) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức, người lao động trong Bộ Tài chính.
(5) Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính.
(6) Tôn trọng ý kiến đóng góp của công chức, viên chức, người lao động, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của công chức, viên chức, người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?