Thực hiện chế độ kiểm tra công tác cán bộ đối với đối tượng đảng viên như thế nào? Việc kiểm tra công tác cán bộ đối với đảng viên dựa trên những nội dung nào?
Thực hiện chế độ kiểm tra công tác cán bộ đối với đối tượng đảng viên như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 quy định về chế độ kiểm tra đối với đảng viên như sau:
Chế độ kiểm tra
1. Đối với cán bộ, đảng viên
1.1. Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong công tác và việc tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống.
1.2. Định kỳ hằng năm, tự phê bình và phê bình ở chi bộ và cấp ủy, tổ chức chính quyền, đoàn thể mà mình là thành viên.
1.3. Hằng năm, chi ủy nơi cán bộ, đảng viên công tác lấy ý kiến nhận xét của chi bộ nơi cư trú về bản thân cán bộ, đảng viên và gia đình trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
1.4. Chịu sự kiểm tra của chi bộ nơi sinh hoạt và tổ chức đảng cấp trên.
2. Đối với cấp ủy, tổ chức đảng
2.1. Hằng năm, xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra về công tác cán bộ thuộc cấp mình quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện.
2.2. Thực hiện tự phê bình và phê bình về công tác cán bộ theo quy định.
2.3. Định kỳ hằng năm, tổ chức lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị về công tác cán bộ.
2.4. Chịu sự kiểm tra và chấp hành kế hoạch kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên.
2.5. Tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới về công tác cán bộ, về thực hiện chế độ kiểm tra công tác cán bộ theo định kỳ hoặc đột xuất.
Theo đó, đảng viên khi thực hiện chế độ kiểm tra công tác cán bộ phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong công tác và việc tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống.
Ngoài ra, định kỳ hằng năm, đảng viên phải tự phê bình và phê bình ở chi bộ và cấp ủy, tổ chức chính quyền, đoàn thể mà mình là thành viên.
Hằng năm, chi ủy nơi đảng viên công tác lấy ý kiến nhận xét của chi bộ nơi cư trú về bản thân cán bộ, đảng viên và gia đình trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Chịu sự kiểm tra của chi bộ nơi sinh hoạt và tổ chức đảng cấp trên.
Kiểm tra công tác cán bộ (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra công tác cán bộ đối với đảng viên dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 8 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 về nội dung kiểm tra công tác đối với đảng viên như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Đối với cán bộ, đảng viên
1.1. Về điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ theo quy định.
1.2. Việc chấp hành và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách (đối với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị).
1.3. Việc tham mưu, đề xuất và thẩm định, quyết định các nội dung về công tác cán bộ.
1.4. Việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng về công tác cán bộ.
...
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác cán bộ phải kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách (đối với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị); các nghị quyết, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng về công tác cán bộ.
Bên cạnh đó, việc tham mưu, đề xuất và thẩm định, quyết định các nội dung về công tác cán bộ cũng nằm trong nội dung được kiểm tra.
Khi kiểm tra công tác cán bộ thì cơ quan thực hiện việc kiểm tra có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 7 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 thì chủ thể kiểm tra có những trách nhiệm sau khi thực hiện việc kiểm tra công tác cán bộ:
- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng (cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, ủy ban kiểm tra) phối hợp tiến hành kiểm tra và trực tiếp tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền.
- Ủy ban kiểm tra kiểm tra cán bộ, đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ; xem xét, kết luận và xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
- Ban tổ chức cấp ủy chủ trì kiểm tra về việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác cán bộ; kiểm tra theo thẩm quyền về chế độ báo cáo, nhận xét, đánh giá cán bộ, đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng theo định kỳ; về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của cán bộ.
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của cấp ủy kiểm tra công tác cán bộ thuộc phạm vi được phân công phụ trách; phối hợp thực hiện công tác kiểm tra theo yêu cầu của cấp ủy, tổ chức đảng và đề nghị của ủy ban kiểm tra.
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban cán sự đảng, đảng đoàn về công tác cán bộ.
- Chi bộ kiểm tra đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ của chi bộ giao về các nội dung trong công tác cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?