Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại được thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới không?
Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại được thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới không?
Việc Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại được thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới không, theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại có thể được chuyển nhượng cho các Thừa phát lại khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng Thừa phát lại chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động được ít nhất 02 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại không được phép thành lập, tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng, nhưng được phép hành nghề Thừa phát lại theo chế độ hợp đồng lao động.
...
Theo quy định trên, Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại không được phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng.
Sau thời hạn 05 năm trên, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì Thừa phát lại này vẫn có thể thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới.
Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Thừa phát lại được thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo những loại hình nào?
Loại hình Văn phòng Thừa phát lại mà Thừa phát lại được thành lập quy định tại Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
2. Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.
Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
4. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.
5. Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.
Theo đó, Thừa phát lại được thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Hoặc có thể cùng với Thừa phát lại khác thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo loại hình công ty hợp danh.
Số lượng Văn phòng Thừa phát lại được thành lập có bị giới hạn không?
Quy định về tiêu chí thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
1. Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
a) Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
b) Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
c) Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
d) Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
...
Như vậy, số lượng Văn phòng Thừa phát lại được thành lập tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã là không quá 02 Văn phòng.
Và không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?