Thừa kế phần đóng góp của thành viên tại tổ hợp tác như thế nào? Đóng góp tài sản vào tổ hợp tác theo phương thức nào?
Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác hình thành từ các nguồn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác
1. Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:
a) Đóng góp của thành viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;
b) Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế;
c) Các thành viên tổ hợp tác cùng tạo lập;
d) Hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức khác tài trợ, tặng, cho chung;
đ) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc định đoạt tài sản, tài chính của tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác quyết định theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp tổ hợp tác được Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác trao quyền hưởng dụng tài sản thì thực hiện quyền hưởng dụng theo quy định từ Điều 257 đến Điều 266 Bộ luật dân sự.
4. Tổ hợp tác thực hiện các quy định về tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:
- Đóng góp của thành viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
- Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế.
- Các thành viên tổ hợp tác cùng tạo lập.
- Hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức khác tài trợ, tặng, cho chung.
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Thừa kế phần đóng góp của thành viên tại tổ hợp tác như thế nào? Đóng góp tài sản vào tổ hợp tác theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Các thành viên tổ hợp tác có thể đóng góp tài sản bằng phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác
1. Các thành viên tổ hợp tác có thể đóng góp bằng tài sản, công sức vào tổ hợp tác tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác. Việc xác định giá trị tài sản và công sức của thành viên tổ hợp tác góp vào tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận hoặc do bên thứ ba xác định theo sự ủy quyền của một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác.
2. Trường hợp thành viên tổ hợp tác cam kết đóng góp không góp đủ và không đúng hạn phần đóng góp đã cam kết thì xử lý theo quy định từ Điều 351 đến Điều 364 của Bộ luật dân sự.
Như vậy theo quy định trên các thành viên tổ hợp tác có thể đóng góp bằng tài sản, công sức vào tổ hợp tác tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác.
Việc thừa kế phần đóng góp của thành viên tại tổ hợp tác được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thừa kế, kế thừa, quản lý phần đóng góp
1. Trường hợp thành viên tổ hợp tác là cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì việc thừa kế được thực hiện theo quy định về thừa kế tại Bộ luật dân sự. Việc thừa kế phần đóng góp của thành viên tại tổ hợp tác được thực hiện như sau:
a) Nếu những người thừa kế có nguyện vọng tham gia tổ hợp tác và được đa số các thành viên tổ hợp tác chấp nhận theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này thì được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan;
b) Nếu những người thừa kế không muốn tham gia tổ hợp tác hoặc không đủ điều kiện tham gia tổ hợp tác thì có quyền yêu cầu trả lại phần đóng góp và được phân chia tài sản theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan;
c) Nếu những người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho tổ hợp tác thì phần đóng góp đó được đưa vào tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác;
d) Các trường hợp khác được giải quyết theo thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp thành viên tổ hợp tác là cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc quản lý phần đóng góp của cá nhân đó phải tuân theo quy định từ Điều 65 đến Điều 70 của Bộ luật dân sự.
3. Trường hợp thành viên tổ hợp tác là người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lại hoặc quản lý phần đóng góp thông qua người đại diện theo pháp luật của người này theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này, pháp luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
4. Trường hợp thành viên tổ hợp tác là pháp nhân bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi thì việc kế thừa phần đóng góp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy theo quy định trên việc thừa kế phần đóng góp của thành viên tại tổ hợp tác được thực hiện như sau:
- Nếu những người thừa kế có nguyện vọng tham gia tổ hợp tác và được đa số các thành viên tổ hợp tác chấp nhận thì được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan.
- Nếu những người thừa kế không muốn tham gia tổ hợp tác hoặc không đủ điều kiện tham gia tổ hợp tác thì có quyền yêu cầu trả lại phần đóng góp và được phân chia tài sản theo quy định tại Điều 26 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan.
- Nếu những người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho tổ hợp tác thì phần đóng góp đó được đưa vào tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác.
- Các trường hợp khác được giải quyết theo thỏa thuận của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?