Thư viện đại học cần đảm bảo bao nhiêu nhân lực làm công tác thư viện có trình độ cao đẳng để có thể được thành lập?
- Thư viện đại học cần đảm bảo bao nhiêu nhân lực làm công tác thư viện có trình độ cao đẳng để có thể được thành lập?
- Người làm công tác thư viện tại thư viện đại học đối xử không công bằng với người sử dụng thư viện thì có thể bị xử phạt hành chính như nào?
- Thư viện đại học có nhiệm vụ tiếp nhận, bổ sung và tổ thức khai thác các tài liệu gì?
Thư viện đại học cần đảm bảo bao nhiêu nhân lực làm công tác thư viện có trình độ cao đẳng để có thể được thành lập?
Thư viện đại học cần đảm bảo bao nhiêu nhân lực làm công tác thư viện có trình độ cao đẳng để có thể được thành lập thì phải căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện thành lập thư viện đại học
...
4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực trong việc hỗ trợ người học và người dạy tìm kiếm, khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện.
...
Theo quy định trên, thư viện đại học cần đảm bảo có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện có trình độ cao đẳng (tốt nghiệp cao đẳng) trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
Thư viện đại học (Hình từ Internet)
Người làm công tác thư viện tại thư viện đại học đối xử không công bằng với người sử dụng thư viện thì có thể bị xử phạt hành chính như nào?
Người làm công tác thư viện tại thư viện đại học đối xử không công bằng với người sử dụng thư viện thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 29 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Vi phạm quy định về nghĩa vụ của người làm công tác thư viện
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Đối xử không công bằng với người sử dụng thư viện;
2. Ứng xử trái với quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.
Và căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy, người làm công tác thư viện tại thư viện đại học đối xử không công bằng với người sử dụng thư viện thì có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Thư viện đại học có nhiệm vụ tiếp nhận, bổ sung và tổ thức khai thác các tài liệu gì?
Thư viện đại học có nhiệm vụ tiếp nhận, bổ sung và tổ thức khai thác các tài liệu theo quy định tại Điều 14 Luật Thư viện 2019, nội dung như sau:
Thư viện đại học
1. Thư viện đại học là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.
2. Thư viện đại học thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, lĩnh vực, ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cơ sở giáo dục đại học;
b) Tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng tài liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu học liệu, tài nguyên học liệu mở;
c) Tổ chức không gian đọc; hướng dẫn sử dụng sản phẩm thư viện và dịch vụ thư viện; hoàn thiện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin; củng cố, mở rộng kiến thức cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;
d) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục đại học giao.
Như vậy, thư viện đại học có nhiệm vụ tiếp nhận, bổ sung và tổ thức khai thác khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?