Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì Phó Thủ tướng Chính phủ có được ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước là gì?
- Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ là gì?
- Quy định pháp luật về thẩm quyền ban hành văn bản của Thủ tướng Chính phủ
- Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì Phó Thủ tướng Chính phủ có được ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia như sau:
“Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
[...]
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia:
a) Quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong quá trình phục vụ Nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh;
b) Chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước;
d) Lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;
đ) Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý, điều hành toàn bộ cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ cho sự vận hành của bộ máy nhà nước;
g) Ủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
h) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;
i) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.”
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia theo quy định nêu trên.
Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ là gì?
Căn cứ Điều 29 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ như sau:
“Điều 29. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
1. Chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trường hợp vắng mặt thì ủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện.
3. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.”
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì Phó Thủ tướng Chính phủ có được ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo không?
Quy định pháp luật về thẩm quyền ban hành văn bản của Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ Điều 30 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về thẩm quyền ban hành văn bản của Thủ tướng Chính phủ như sau:
“Điều 30. Thẩm quyền ban hành văn bản
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.”
Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì Phó Thủ tướng Chính phủ có được ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo không?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Phó Thủ tướng Chính phủ như sau:
“Điều 31. Phó Thủ tướng Chính phủ
[...]
2. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?