Thủ tướng Chính phủ tổ chức hội nghị với các địa phương bao lâu một lần? Việc bảo vệ bí mật nhà nước trong các cuộc họp, hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với các địa phương như thế nào?
Thủ tướng Chính phủ tổ chức hội nghị với các địa phương bao lâu một lần?
Căn cứ vào Điều 28 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP như sau:
Các hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Hằng năm, 06 tháng, hằng quý hoặc khi cần thiết, Chính phủ tổ chức hội nghị với các địa phương, cơ quan liên quan để triển khai và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và những nội dung, nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác.
2. Hội nghị chuyên đề được tổ chức triển khai hoặc sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản, cơ chế, chính sách lớn hoặc các công việc quan trọng trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, hình thức (trực tiếp, trực tuyến), thành phần, thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị.
4. Các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung, báo cáo tại hội nghị theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Quy chế này và phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; gửi tài liệu đến các thành phần dự hội nghị theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ.
Như vậy, hằng năm, 06 tháng, hằng quý hoặc khi cần thiết, Chính phủ tổ chức hội nghị với các địa phương, cơ quan liên quan để triển khai và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và những nội dung, nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác.
Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, hình thức (trực tiếp, trực tuyến), thành phần, thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ tổ chức hội nghị với các địa phương bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của địa phương tham gia hội nghị với Thủ tướng Chính phủ là gì?
Căn cứ vào Điều 29 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP như sau:
Cuộc họp, làm việc của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ
1. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ họp, làm việc (trực tiếp, trực tuyến) với lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương liên quan để xem xét, chỉ đạo giải quyết công việc.
2. Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ:
a) Đôn đốc bộ, cơ quan, địa phương chủ trì đề án chuẩn bị đầy đủ tài liệu; gửi giấy mời và tài liệu (nếu có) đến các thành phần được mời chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp, làm việc, trừ trường hợp đặc biệt;
b) Chuẩn bị báo cáo tổng hợp, kiến nghị và đề xuất giải quyết đối với những nội dung liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp, trừ trường hợp đặc biệt;
c) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ họp, làm việc, bảo đảm an ninh, an toàn nếu cuộc họp được tổ chức tại trụ sở Chính phủ; phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan để thực hiện nếu cuộc họp tổ chức ngoài trụ sở Chính phủ;
d) Ghi biên bản, ghi âm cuộc họp theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy chế này;
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp, làm việc, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận; trường hợp dự thảo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phải được gửi lấy ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thì thời hạn ban hành thông báo kết luận không quá 05 ngày làm việc, trừ trường hợp có ý kiến chỉ đạo khác của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.
3. Trách nhiệm của bộ, cơ quan, địa phương:
a) Dự họp đúng thành phần; chuẩn bị đầy đủ và gửi tài liệu đến các thành phần dự họp theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ. Trường hợp lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương không thể dự họp thì phải cử người đủ thẩm quyền dự họp thay; phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì họp;
b) Phát biểu ý kiến về các vấn đề liên quan đến nội dung họp;
c) Sau cuộc họp, thực hiện các nhiệm vụ theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ.
4. Đối với cuộc làm việc với địa phương: Địa phương chuẩn bị báo cáo, kiến nghị và gửi Văn phòng Chính phủ chậm nhất 07 ngày trước ngày Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ làm việc, trừ trường hợp đột xuất. Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến các bộ, cơ quan, địa phương liên quan để tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Trách nhiệm của địa phương tham gia hội nghị với Thủ tướng Chính phủ là:
- Dự họp đúng thành phần; chuẩn bị đầy đủ và gửi tài liệu đến các thành phần dự họp theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ. Trường hợp lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương không thể dự họp thì phải cử người đủ thẩm quyền dự họp thay; phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì họp;
- Phát biểu ý kiến về các vấn đề liên quan đến nội dung họp;
- Sau cuộc họp, thực hiện các nhiệm vụ theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Việc bảo vệ bí mật nhà nước trong các cuộc họp, hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với các địa phương như thế nào?
Căn cứ vào Điều 32 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP như sau:
Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương các phiên họp, hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ
1. Các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phải thu xếp tham dự đúng thành phần, đầy đủ thời gian các phiên họp, hội nghị, cuộc họp, làm việc; trường hợp không tham dự hoặc vắng mặt một số thời gian hoặc cử người dự thay thì phải báo cáo và được người chủ trì đồng ý.
2. Đại biểu tham dự có trách nhiệm sử dụng tài liệu theo đúng mục đích phục vụ phiên họp, hội nghị, cuộc họp, làm việc.
3. Các phiên họp, hội nghị, cuộc họp, làm việc có nội dung bí mật nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung, thành phần, địa điểm, phương tiện, thiết bị, phương án bảo vệ và các quy định có liên quan khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Người tham dự có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và yêu cầu của người chủ trì.
Đối với phiên họp, hội nghị, cuộc họp, làm việc bằng hình thức trực tuyến phải thực hiện bảo vệ đường truyền theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phiên họp, hội nghị, cuộc họp, làm việc không được đưa tin, truyền thông về các nội dung đang trong quá trình trao đổi, thảo luận, trừ trường hợp thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc người chủ trì.
- Các phiên họp, hội nghị, cuộc họp, làm việc có nội dung bí mật nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung, thành phần, địa điểm, phương tiện, thiết bị, phương án bảo vệ và các quy định có liên quan khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Người tham dự có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và yêu cầu của người chủ trì.
- Đối với phiên họp, hội nghị, cuộc họp, làm việc bằng hình thức trực tuyến phải thực hiện bảo vệ đường truyền theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phiên họp, hội nghị, cuộc họp, làm việc không được đưa tin, truyền thông về các nội dung đang trong quá trình trao đổi, thảo luận, trừ trường hợp thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc người chủ trì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?