Thủ tướng Chính phủ sẽ có tối đa bao nhiêu trợ lý giúp việc cho mình theo quy định của pháp luật hiện hành?
Thủ tướng Chính phủ sẽ có tối đa bao nhiêu trợ lý giúp việc cho mình theo quy định hiện hành?
Tại Điều 7 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Số lượng
1. Số lượng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
b) Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.
c) Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
d) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
2. Số lượng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được sử dụng không quá 2 thư ký.
b) Chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được sử dụng 1 thư ký.
Chiếu theo quy định này thì Thủ tướng Chính phủ sẽ có tối đa là 4 trợ lý để giúp việc cho mình.
Thủ tướng Chính phủ sẽ có tối đa bao nhiêu trợ lý giúp việc cho mình theo quy định của pháp luật hiện hành? (hình từ Internet)
Quy trình bổ nhiệm trợ lý cho Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo mấy bước?
Tại Điều 8 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Quy trình bổ nhiệm trợ lý
1. Đồng chí lãnh đạo trao đổi, thống nhất với tập thể lãnh đạo là ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc lãnh đạo cơ quan nơi không lập ban cán sự đảng, đảng đoàn (ở các ban, bộ, ngành, đơn vị Trung ương); hoặc với ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về dự kiến nhân sự bổ nhiệm trợ lý.
2. Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng (ở các cơ quan Trung ương là ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan, trưởng các đoàn thể, vụ trưởng và tương đương trở lên; ở tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương là ban chấp hành) để lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm trợ lý (bằng hình thức bỏ phiếu kín và không công bố kết quả tại hội nghị).
3. Lãnh đạo cơ quan xem xét kết quả lấy phiếu tín nhiệm của hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự dự kiến bổ nhiệm (bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu của tập thể lãnh đạo).
4. Lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm (tương tự hồ sơ bổ nhiệm cán bộ diện Trung ương quản lý), báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) xem xét, quyết định.
Theo quy định này thì quy trình Quy trình bổ nhiệm trợ lý cho Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Thủ tướng Chính phủ trao đổi, thống nhất với tập thể lãnh đạo là ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc lãnh đạo cơ quan nơi không lập ban cán sự đảng, đảng đoàn (ở các ban, bộ, ngành, đơn vị Trung ương); hoặc với ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về dự kiến nhân sự bổ nhiệm trợ lý.
Bước 2: Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng (ở các cơ quan Trung ương là ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan, trưởng các đoàn thể, vụ trưởng và tương đương trở lên; ở tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương là ban chấp hành) để lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm trợ lý (bằng hình thức bỏ phiếu kín và không công bố kết quả tại hội nghị).
Bước 3: Lãnh đạo cơ quan xem xét kết quả lấy phiếu tín nhiệm của hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự dự kiến bổ nhiệm (bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu của tập thể lãnh đạo).
Bước 4: Lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm (tương tự hồ sơ bổ nhiệm cán bộ diện Trung ương quản lý), báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) xem xét, quyết định.
Trợ lý của Thủ tướng Chính phủ được hưởng những chính sách, chế độ nào?
Tại Điều 11 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có quy định như sau:
Chính sách, chế độ
1. Đối với trợ lý
- Trợ lý của chức vụ lãnh đạo tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương thứ trưởng.
- Trợ lý của chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách chế độ tương đương tổng cục trưởng.
2. Đối với thư ký
- Thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương vụ trưởng của bộ, ngành Trung ương.
- Thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương phó vụ trưởng hoặc phó ban cấp ủy tỉnh và tương đương của cơ quan, đơn vị cùng cấp.
3. Trường hợp trước khi đảm nhận chức danh trợ lý, thư ký đã hưởng lương và chính sách, chế độ cao hơn thì được giữ nguyên.
Theo đó, trợ lý của Thủ tướng Chính phủ được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương thứ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?