Thủ tục xử lý động vật rừng quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp cho Nhà nước cần thực hiện những gì?
Phụ lục CITES là gì? Danh mục động vật rừng quý hiếm được quy định như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về Phụ lục CITES bao gồm:
- Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
- Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
- Phụ lục III là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:
- Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
+ Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
+ Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
Như vậy, theo quy định trên thì Phụ lục CITES bao gồm 03 Phụ lục I,II và III và có nêu định nghĩa từng phụ lục cụ thể. Còn về danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì có ban hành tại Nghị định này và bao gồm 02 nhóm được quy định cụ thể theo Điều 4 như trên.
Động vật rừng quý hiếm
Thủ tục xử lý động vật rừng quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp cho Nhà nước cần thực hiện những gì?
Về vấn đề này, Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hướng dẫn như sau:
Căn cứ theo khoản 6 Điều 17 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES như sau:
- Xử lý động vật, thực vật do chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả cho nhà nước:
(1) Đại diện hợp pháp của cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả động vật, thực vật cho nhà nước gửi thông báo tới:
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sản;
Chi cục Kiểm lâm đối với các loài động vật, thực vật khác;
(2) Xử lý động vật, thực vật do chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân, cơ quan quy định tại điểm a khoản này phải hoàn thành xử lý động vật, thực vật do chủ nuôi tự nguyện trao trả theo thứ tự ưu tiên sau:
Thả, trồng lại vào môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bố tự nhiên của loài nếu động vật, thực vật khỏe mạnh và có khả năng tái thả, trồng;
Chuyển giao cho các cơ sở cứu hộ động vật; vườn động vật hoặc vườn thực vật; cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để phục vụ nghiên cứu, giáo dục bảo tồn;
Tiêu hủy trong trường hợp động vật, thực vật bị bệnh hoặc không thực hiện được các biện pháp nêu trên
(3) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành xử lý động vật, thực vật do tổ chức, cá nhân tự nguyện trao trả, Cơ quan quy định tại điểm a khoản này báo cáo Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và thông báo cho chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả về kết quả xử lý.
Theo đó, người dân tự nguyện nộp động vật rừng quý hiếm cho Nhà nước thì thực hiện thủ tục theo quy định như trên.
Hoàn thành xử lý động vật rừng quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan trong thời hạn bao lâu?
Theo khoản 5 Điều 18 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về về xử lý động vật, thực vật chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả cho Nhà nước như sau:
- Động vật, thực vật do chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả cho Nhà nước được xử lý như quy định tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 17 Nghị định này.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành xử lý động vật, thực vật do chủ nuôi tự nguyện trao trả, cơ quan xử lý thông báo cho chủ cơ sở nuôi, trồng về kết quả xử lý.
Như vậy, hoàn thành xử lý động vật rừng quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?