Thủ tục xin visa cho người nước ngoài sang Việt Nam làm từ thiện thực hiện như thế nào? Thủ tục bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được thực hiện ra sao?
- Thủ tục xin visa cho người nước ngoài sang Việt Nam làm từ thiện thực hiện như thế nào?
- Thủ tục bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được thực hiện như thế nào? Sau bao nhiêu ngày cơ quan có thẩm quyền mới trả lời đề nghị xin bảo lãnh?
- Trong trường hợp người nước ngoài được chấp thuận bảo lãnh để nhập cảnh vào Việt Nam thì sau bao nhiêu ngày mới được cấp thị thực?
Thủ tục xin visa cho người nước ngoài sang Việt Nam làm từ thiện thực hiện như thế nào?
Về vấn đề xin thị thực để nhập cảnh vào Việt Nam thì hiện nay sẽ thực hiện theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, chị vui lòng tham khảo văn bản này để có thông tin chi tiết thực hiện (mẫu hồ sơ thực hiện theo quy định của Thông tư 04/2015/TT-BCA).
Còn về cơ bản, để xin được VISA nhập cảnh vào Việt Nam thì một trong những điều kiện cần thiết là người này phải chứng minh được rằng mình có mục đích nhập cảnh vào Việt Nam (bên cạnh các điều kiện thông thường khác như việc có hộ chiếu, không nằm trong danh sách bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam ...). Việc chứng minh này có thể thực hiện dựa vào các hồ sơ, chứng từ có liên quan (vd: chương trình từ thiện tại Việt Nam).
Về mặt thủ tục thì có 2 bước cơ bản để xin VISA: "đơn vị ở Việt Nam sẽ làm thủ tục để mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam tại cục quản lý xuất nhập cảnh tại Việt Nam"; căn cứ theo chấp thuận của cục quản lý xuất nhập cảnh thì "người nhập cảnh sẽ xin VISA tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại".
Thủ tục xin visa cho người nước ngoài sang Việt Nam làm từ thiện thực hiện như thế nào? Thủ tục bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được thực hiện như thế nào? Sau bao nhiêu ngày cơ quan có thẩm quyền mới trả lời đề nghị xin bảo lãnh?
Theo Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
1. Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
2. Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:
a) Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
b) Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.
Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
4. Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
5. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật này; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.
Như vậy, việc bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện theo quy định trên.
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phải thực hiện việc xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
Trong trường hợp người nước ngoài được chấp thuận bảo lãnh để nhập cảnh vào Việt Nam thì sau bao nhiêu ngày mới được cấp thị thực?
Tại Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về thời gian cấp thị thực như sau:
Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài
...
2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, người nước ngoài thuộc diện phải có thị thực nộp hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực và ảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ không phải làm đơn xin cấp thị thực trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.
Vậy trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?