Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp KH&CN cho cá nhân công tác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thực hiện thế nào?
Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN” cho cá nhân công tác trong lĩnh vực KH&CN thực hiện thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục I Chương A Phần II Quyết định 856/QĐ-BKHCN năm 2024 quy định thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN” cho cá nhân công tác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thực hiện theo trình tự, cách thức sau:
(1) Thẩm quyền gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN”
- Giám đốc các Sở Khoa học và Công nghệ gửi hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương theo quy định đến Bộ Khoa học và Công nghệ cho cá nhân thuộc Khoa học và Công nghệ;
- Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao, gửi hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương theo quy định đến Bộ Khoa học và Công nghệ cho cá nhân thuộc thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
(2) Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương được gửi trước ngày 20/4 hằng năm đối với các đối tượng sau:
- Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cá nhân đang công tác tại các Sở Khoa học và Công nghệ;
- Cá nhân công tác tại lĩnh vực khác chuyển sang lĩnh vực Khoa học và Công nghệ;
- Cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, Giám đốc các Sở Khoa học và Công nghệ và Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ để xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN” cho cá nhân công tác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.
Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN” cho cá nhân công tác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thực hiện thế nào?
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục I Chương A Phần II Quyết định 856/QĐ-BKHCN năm 2024 quy định thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN” cho cá nhân công tác trong lĩnh vực KH&CN gồm những thành phần sau:
- Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương;
- Danh sách trích ngang có tóm tắt thành tích của các trường hợp đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
Cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương phải đáp ứng yêu cầu, điều kiện gì?
Theo Quyết định 856/QĐ-BKHCN năm 2024 nêu rõ điều kiện cho cá nhân đang công tác trong lĩnh vực KH&CN, được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN” như sau:
Trường hợp 1: Đối với cá nhân đang công tác tại các Sở Khoa học và Công nghệ
- Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được xét tặng Kỷ niệm chương khi đáp ứng các tiêu chuẩn:
+ Có thời gian giữ chức vụ tối thiểu 05 năm đối với cấp trưởng, 08 năm đối với cấp phó và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian giữ chức vụ;
+ Cá nhân công tác ở lĩnh vực khác chuyển sang công tác ở lĩnh vực KH&CN và được bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó khi có thời gian giữ chức vụ tối thiểu 06 năm đối với cấp trưởng, 09 năm đối với cấp phó và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian giữ chức vụ;
+ Cá nhân là nữ giữ các chức vụ cấp trưởng, cấp phó thì thời gian được giảm 02 năm so với quy định;
+ Cá nhân có thời gian giữ chức vụ cấp trưởng nhưng không đủ thời gian để đề nghị xét tặng theo tiêu chuẩn quy định thì được cộng với thời gian giữ chức vụ cấp phó để đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo chức vụ đó.
- Cá nhân đang công tác tại các Sở Khoa học và Công nghệ có đủ 20 năm công tác trở lên đối với nam, 15 năm công tác trở lên đối với nữ và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Thời gian xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” hoặc Huân chương Lao động trở lên được giảm 03 năm; cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được giảm 02 năm so với thời gian quy định (đủ 20 năm công tác trở lên đối với nam, 15 năm công tác trở lên đối với nữ).
- Cá nhân công tác tại lĩnh vực khác chuyển sang lĩnh vực Khoa học và Công nghệ được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương khi có đủ 22 năm công tác trở lên đối với nam, 17 năm công tác trở lên đối với nữ, trong đó có tối thiểu 10 năm công tác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Trường hợp 2: Đối với cá nhân đang công tác trực tiếp làm công tác nghiên cứu, cá nhân đang công tác tại các vụ, ban, phòng Khoa học và Công nghệ thuộc các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Cá nhân có đủ 20 năm công tác trở lên đối với nam, 15 năm công tác trở lên đối với nữ và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Thời gian xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” hoặc Huân chương Lao động trở lên được giảm 03 năm; cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được giảm 02 năm so với thời gian quy định (đủ 20 năm công tác trở lên đối với nam, 15 năm công tác trở lên đối với nữ).
- Cá nhân công tác tại lĩnh vực khác chuyển sang lĩnh vực Khoa học và Công nghệ được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương khi có đủ 22 năm công tác trở lên đối với nam, 17 năm công tác trở lên đối với nữ, trong đó có tối thiểu 10 năm công tác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?