Thủ tục xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển được thực hiện như thế nào? Doanh nghiệp cảng biển và cảng biển phải đáp ứng các quy định của Bộ luật ISPS ra sao?
Thủ tục xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển
Theo Điều 9 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT quy định thủ tục xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển, cụ thể:
(1) Trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp cảng biển nộp hồ sơ đề nghị cho Cục Hàng hải Việt Nam.
- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Doanh nghiệp cảng biển bổ sung hoàn chỉnh, nếu hồ sơ đầy đủ thì ghi giấy hẹn theo qui định tại khoản 4 Điều này.
- Cục Hàng hải tiến hành kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì Cục Hàng hải Việt Nam cấp xác nhận hàng năm.
(2) Cách thức thực hiện
- Doanh nghiệp cảng biển nộp Hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
- Doanh nghiệp cảng biển nhận kết quả: Qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Công văn đề nghị kiểm tra, xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển của doanh nghiệp cảng;
- 01 bản Đánh giá nội bộ an ninh cảng biển;
- Biên bản họp xem xét, đánh giá Đánh giá nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại khu vực cảng biển;
- Biên bản cuộc tập huấn hoặc diễn tập hoặc huấn luyện theo chương trình của Kế hoạch an ninh cảng biển;
- Bản chính Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển;
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(4) Thời hạn cấp xác nhận: chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
(5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Doanh nghiệp cảng biển và cảng biển đáp ứng quy định của Bộ luật ISPS.
(6) Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
Thủ tục xin Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển
Yêu cầu doanh nghiệp cảng biển theo quy định của Bộ luật ISPS
Mục 1.9, Mục 1.10, Mục 1.11 Phần B Phụ lục của Bộ luật ISPS Bộ luật Quốc tế về anh ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002 (gọi tắt là Bộ luật ISPS) quy định như sau:
- Bất kỳ Công ty khai thác tàu nào thuộc phạm vi áp dụng chương XI-2 và phần A của Bộ luật này phải chỉ định một Nhân viên An ninh Công ty cho công ty và một Sĩ quan An ninh Tàu cho mỗi tàu của họ. Các yêu cầu về nhiệm vụ, trách nhiệm và đào tạo những sĩ quan này và các yêu cầu về thực tập và huấn luyện được quy định trong phần A của Bộ luật này.
- Trách nhiệm của Nhân viên An ninh Công ty được tóm tắt như sau, đảm bảo Đánh giá An ninh Tàu được thực hiện đúng, Kế hoạch An ninh Tàu được chuẩn bị và đệ trình cho Chính quyền hành chính hoặc cơ quan thay mặt Chính quyền hành chính phê duyệt và sau đó được áp dụng với tất cả các tàu thuộc phạm vi áp dụng phần A của Bộ luật này và đối với những tàu này thì nhân viên đó được chỉ định là Nhân viên An ninh Công ty.
- Kế hoạch An ninh Tàu phải chỉ ra được những biện pháp bảo vệ an ninh trong quản lý và trang bị phương tiện mà tàu phải thực hiện để đảm bảo tàu luôn hoạt động ở cấp độ an ninh 1. Kế hoạch cũng phải chỉ ra các biện pháp bảo vệ an ninh bổ sung hoặc tăng cường mà tàu thực hiện để chuyển lên và hoạt động ở cấp độ an ninh 2 khi được chỉ thị thực hiện như vậy. Hơn nữa, kế hoạch cũng phải chỉ ra những hành động chuẩn bị có thể cho phép tàu thực hiện những hành động ứng phó nhanh theo hướng dẫn có thể đối với tàu được đưa ra bởi lực lượng ứng phó ở cấp độ an ninh 3 trong trường hợp có sự cố an ninh hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh.
Cảng biển hay bến cảng theo quy định của Bộ luật ISPS
Tại Mục 1.16, Mục 1.17, Mục 1.18, Mục 1.19, Mục 1.20 và Mục 1.21 Phần B Phụ lục của Bộ luật ISPS Bộ luật Quốc tế về anh ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002 (gọi tắt là Bộ luật ISPS) quy định như sau:
- Mỗi Chính phủ Ký kết phải đảm bảo hoàn chỉnh bản Đánh giá An ninh Bến cảng đối với mỗi bến cảng, thuộc chủ quyền, phục vụ cho các tàu chạy tuyến quốc tế. Chính phủ Ký kết, Cơ quan có thẩm quyền hoặc Tổ chức an ninh được công nhận có thể thực hiện việc đánh giá này. Bản đánh giá an ninh bến cảng hoàn chỉnh phải được Chính phủ Ký kết hoặc Cơ quan có thẩm quyền liên quan phê duyệt. Việc phê duyệt này không thể ủy quyền. Các Đánh giá An ninh Bến cảng phải được định kỳ xem xét lại.
- Đánh giá An ninh Bến cảng về cơ bản là bản phân tích rủi ro mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động của một bến cảng nhằm xác định những phần nào có nguy cao và/hoặc dễ bị tấn công. Nguy cơ mất an ninh là sự kết hợp giữa đe dọa bị tấn công với khả năng bị tổn hại của mục tiêu và hậu quả khi bị tấn công.
Đánh giá phải bao gồm những nội dung sau:
+ xác định sự đe dọa đã biết đối với trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của bến cảng;
+ xác định những khả năng bị tổn hại tiềm tàng; và
+ dự đoán hậu quả của các sự cố.
Sau khi hoàn chỉnh phân tích, có thể đưa ra đánh giá toàn bộ về mức độ rủi ro. Đánh giá An ninh Bến cảng sẽ trợ giúp cho việc xác định bến cảng nào yêu cầu phải chỉ định Nhân viên An ninh Bến cảng và xây dựng Kế hoạch An ninh Bến cảng.
- Bến cảng phải tuân thủ các yêu cầu của chương XI-2 và phần A của Bộ luật yêu cầu phải chỉ định Nhân viên An ninh Bến cảng. Các yêu cầu về nhiệm vụ, trách nhiệm và đào tạo của những sĩ quan này và các yêu cầu về huấn luyện và thực hành được quy định trong phần A của Bộ luật này.
- Kế hoạch An ninh Bến cảng phải nêu rõ các biện pháp an ninh bằng quản lý và trang bị phương tiện của bến cảng phải thực hiện để đảm bảo bến cảng luôn hoạt động ở cấp độ an ninh 1. Kế hoạch cũng phải chỉ ra các biện pháp bảo vệ an ninh bổ sung hoặc tăng cường mà tàu thực hiện để chuyển lên và hoạt động ở cấp độ an ninh 2 khi được hướng dẫn thực hiện như vậy. Hơn nữa, kế hoạch cũng phải chỉ ra những hành động chuẩn bị có thể cho phép bến cảng thực hiện những hành động ứng phó nhanh theo hướng dẫn có thể đối với bến cảng được đưa ra bởi lực lượng ứng phó ở cấp độ an ninh 3 trong trường hợp có sự cố an ninh hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh.
- Các bến cảng phải tuân thủ các yêu cầu của chương XI-2 và phần A của Bộ luật yêu cầu phải có, và hoạt động tuân theo, Kế hoạch An ninh Bến cảng được Chính phủ ký kết hoặc Cơ quan có thẩm quyền liên quan phê duyệt. Nhân viên An ninh Bến cảng phải thực hiện những quy định của kế hoạch và kiểm soát tính hiệu quả và tính phù hợp liên tục của kế hoạch, kể cả việc thực hiện đánh giá nội bộ về áp dụng kế hoạch. Các bổ sung sửa đổi đối với bất kỳ nội dung nào của kế hoạch đã phê duyệt, mà Chính phủ Ký kết hoặc Cơ quan có thẩm quyền liên quan đã xác định là phải yêu cầu được phê duyệt, phải được đệ trình để xem xét và phê duyệt trước đưa chúng vào kế hoạch đã được duyệt và triển khai thực hiện tại bến cảng. Chính phủ Ký kết hoặc Cơ quan có thẩm quyền liên quan có thể thử nghiệm tính hiệu quả của kế hoạch. Đánh giá An ninh Bến cảng bao quát toàn bộ bến cảng hoặc làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phải được soát xét định kỳ. Tất cả những hoạt động này có thể dẫn đến bổ sung sửa đổi kế hoạch đã được duyệt. Bất kỳ bổ sung sửa đổi nào về những điểm đặc trưng của kế hoạch được duyệt phải được đệ trình cho Chính phủ Ký kết hoặc Cơ quan có thẩm quyền liên quan để phê duyệt.
- Các tàu sử dụng bến cảng có thể phải chịu sự kiểm tra của Chính quyền cảng và những biện pháp kiểm soát bổ sung được nêu ở quy định XI-2/9. Các cơ quan có thẩm quyền phù hợp có thể yêu cầu những thông tin liên quan đến tàu, hàng hóa, hành khách trên tàu và nhân viên của tàu trước khi tàu vào bến cảng. Có thể có những trường hợp từ chối cho tàu vào cảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?