Thủ tục trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như thế nào?
- Thực hiện phối hợp kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như thế nào?
- Thủ tục trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như thế nào?
- Thực hiện quyền yêu cầu, quyết định, kháng nghị, kiến nghị trong việc thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như thế nào?
Thực hiện phối hợp kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư liên tịch 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC quy định thực hiện phối hợp kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện khi thực hiện công tác kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và có trách nhiệm:
+ Trực tiếp kiểm sát buồng tạm giữ; kiểm sát hồ sơ tạm giữ; gặp hỏi người bị tạm giữ về việc tạm giữ; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ.
+ Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành tạm giữ.
+ Yêu cầu Trưởng buồng tạm giữ thông báo tình hình chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan, tự kiểm tra và thông báo kết quả về thi hành tạm giữ cho Viện kiểm sát, trả lời về vi phạm pháp luật trong việc thi hành tạm giữ.
+ Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và xử lý người vi phạm pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ không có căn cứ và trái pháp luật.
+ Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành tạm giữ.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tạm giữ theo quy định của pháp luật.
- Đồn trưởng đồn Biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quyết định và yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Thủ tục trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như thế nào?
Thủ tục trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 16 Thông tư liên tịch 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC quy định như sau:
Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng
1. Trực tiếp kiểm sát định kỳ, đột xuất
a) Định kỳ một năm một lần, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng trên địa bàn khi có hoạt động tạm giữ;
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ tại đồn Biên phòng khi người bị tạm giữ trốn, chết trong thời gian tạm giữ; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ hoặc khi xét thấy cần thiết.
2. Nội dung trực tiếp kiểm sát
a) Kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ và hồ sơ quản lý tạm giữ;
b) Việc thực hiện chế độ quản lý tạm giữ, chế độ đối với người bị tạm giữ;
c) Việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những việc khác trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục trực tiếp kiểm sát
a) Trước khi tiến hành trực tiếp kiểm sát theo định kỳ phải có quyết định, kế hoạch. Nội dung quyết định, kế hoạch theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kết thúc cuộc kiểm sát, Viện kiểm sát công bố dự thảo kết luận trước Chỉ huy đồn Biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ và những người có liên quan;
c) Việc trực tiếp kiểm sát do Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được phân công chủ trì tiến hành;
d) Trường hợp trực tiếp kiểm sát đột xuất không phải gửi trước quyết định và không cần kế hoạch kiểm sát.
Như vậy theo quy định trên thủ tục trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như sau:
- Trước khi tiến hành trực tiếp kiểm sát theo định kỳ phải có quyết định, kế hoạch. Nội dung quyết định, kế hoạch theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kết thúc cuộc kiểm sát, Viện kiểm sát công bố dự thảo kết luận trước Chỉ huy đồn Biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ và những người có liên quan.
- Việc trực tiếp kiểm sát do Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được phân công chủ trì tiến hành.
- Trường hợp trực tiếp kiểm sát đột xuất không phải gửi trước quyết định và không cần kế hoạch kiểm sát.
Thực hiện quyền yêu cầu, quyết định, kháng nghị, kiến nghị trong việc thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư liên tịch 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC quy định thực hiện quyền yêu cầu, quyết định, kháng nghị, kiến nghị trong việc thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng như sau:
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng, nếu không trực tiếp kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ban hành văn bản yêu cầu Trưởng buồng tạm giữ tự kiểm tra việc tạm giữ và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành tạm giữ; thông báo tình hình thi hành tạm giữ; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
- Khi xác định có vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu theo quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
- Trưởng buồng tạm giữ, những người liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 43 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?