Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định như thế nào?
- Đề án thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có những nội dung chính nào?
- Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định như thế nào?
- Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đề án thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN quy định về nội dung đề án thành lập Hội đồng quản lý như sau:
Đề án thành lập Hội đồng quản lý
Đề án thành lập Hội đồng quản lý theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP gồm các nội dung chính như sau:
1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập Hội đồng quản lý;
2. Vị trí, chức năng;
3. Nhiệm vụ và quyền hạn;
4. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý; nhiệm vụ cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý;
5. Dự kiến phương án nhân sự của Hội đồng quản lý;
6. Kiến nghị của của đơn vị đề nghị thành lập Hội đồng quản lý (nếu có).
Như vậy, đề án thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có những nội dung chính sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập Hội đồng quản lý; vị trí, chức năng của Hội đồng;...và một số nội dung khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập Hội đồng quản lý như sau:
Hội đồng quản lý
...
6. Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này lập hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản này và khoản 7 Điều này để được xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý. Hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý; đề án thành lập Hội đồng quản lý; dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; các tài liệu liên quan chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập Hội đồng quản lý; các giấy tờ có liên quan khác (nếu có);
b) Cơ quan, tổ chức thẩm định: Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ là tổ chức thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 7 Điều này xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
...
Theo quy định trên thì thủ tục thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước giao vốn, tài sản để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét thành lập Hội đồng quản lý
Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý phải bao gồm những tài liệu sau:
(1) Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý;
(2) Đề án thành lập Hội đồng quản lý;
(3) Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
(4) Các tài liệu liên quan chứng minh đủ điều kiện;
(5) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập Hội đồng quản lý;
(6) Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
Bước 2: Thẩm định hồ sơ đề nghị
Cơ qua nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và ra quyết định thành lập.
Các cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý gồm:
- Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ là tổ chức thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Bước 3: Thành lập Hội đồng quản lý
Căn cứ vào nguyên tắc, điều kiện thành lập và văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý như sau:
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1. Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề quan trọng của đơn vị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản lý.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý
...
3. Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức); thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
...
Từ quy đinh trên thì Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị;
(2) Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc;
(3) Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức);
(4) Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
(5) Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?