Thủ tục tăng vốn được cấp của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam? Mẫu Đơn đề nghị tăng vốn?
- Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn được cấp đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam bao gồm các tài liệu gì?
- Thủ tục tăng vốn được cấp của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam thực hiện như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tăng vốn được cấp của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam mới nhất?
Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn được cấp đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam bao gồm các tài liệu gì?
Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn được cấp đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam bao gồm các tài liệu theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp), trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện;
c) Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
d) Danh sách thành viên dự kiến góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), cổ đông dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty cổ phần) sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông, thành viên góp vốn mới đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán chứng khoán của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn được cấp đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị thay đổi vốn được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam về việc tăng vốn được cấp, trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện;
- Phương án huy động và sử dụng vốn được cấp.
Đơn đề nghị tăng vốn được cấp của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam
Thủ tục tăng vốn được cấp của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam thực hiện như thế nào?
Theo Điều 19 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thực hiện như sau:
Bước 1:
Nộp hồ sơ tăng vốn được cấp của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam;
Bước 2:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Bước 3:
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị tăng vốn được cấp, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam hoàn thành việc thay đổi vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc tăng vốn được cấp theo phương án thay đổi vốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận;
- Xác nhận của ngân hàng về việc các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn đã nộp đủ số vốn tăng thêm cho doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đã cấp đủ vốn tăng thêm cho chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam (đối với trường hợp tăng vốn) vào tài khoản phong tỏa;
Hoặc xác nhận đã đăng ký bổ sung chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong trường hợp tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần;
Bước 4:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Bước 5:
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị tăng vốn được cấp, nếu doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.
Quy định này không áp dụng đối với trường hợp bổ sung vốn điều lệ nhằm đáp ứng quy định về quản lý vốn chủ sở hữu tại khoản 3 Điều 37 Nghị định này.
Mẫu Đơn đề nghị tăng vốn được cấp của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam mới nhất?
Mẫu Đơn đề nghị tăng vốn được cấp của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Tải Mẫu Đơn đề nghị tăng vốn được cấp của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam mới nhất
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?