Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý 2023 như thế nào? Mẫu Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất ra sao?
Người được trợ giúp pháp lý có quyền rút yêu cầu trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về quyền của người được trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền của người được trợ giúp pháp lý
1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, dựa vào khoản 6 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 nêu trên thì người được trợ giúp pháp lý có quyền rút yêu cầu trợ giúp pháp lý khi có nguyện vọng.
Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý 2023? Mẫu Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất ra sao?
Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023. Cụ thể như sau:
Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý | Nội dung |
Trình tự thực hiện: | Bước 1: Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì làm đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý và gửi đến: - Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý - Hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý + Trợ giúp viên pháp lý + Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước + Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý + Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý + Cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Bước 2: Khi nhận được đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trả lời ngay bằng văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý. |
Thành phần hồ sơ | Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý. |
Số lượng hồ sơ | 01 bộ. |
Thời hạn giải quyết hồ sơ | Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. |
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính | Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý. |
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính | Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Người được trợ giúp pháp lý được rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, vụ việc trợ giúp pháp lý kết thúc. |
Phí, lệ phí | Không |
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính | Không có |
Có thể nộp hồ sơ rút yêu cầu trợ giúp pháp lý bằng những cách nào?
Căn cứ Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023, người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý có thể nộp hồ sơ thông qua những phương thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.
Mẫu Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất 2023 ra sao?
Căn cứ Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
Mẫu Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất hiện nay là Mẫu số 05-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BTP.
Tải Mẫu Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?