Thủ tục phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên hiện nay là mẫu đơn nào?
- Thủ tục phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Sau khi khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên thì có phải lập bảng kê lâm sản không?
Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên hiện nay là mẫu đơn nào?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên
1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
2. Hồ sơ:
a) Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên đang được sử dụng hiện nay là Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ.
Thủ tục phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được thực hiện theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Các bước phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được quy đinh tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên
...
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP;
b) Thời gian trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại phê duyệt Phương án khai thác và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, thủ tục phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được thực theo các bước sau:
Bước 1: Lập và gửi gồ sơ
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP;
Bước 2: Xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ
(1) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
(2) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử:
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Phê duyệt phương án
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại phê duyệt Phương án khai thác và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
Trường hợp không phê duyệt thì Cơ quan Kiểm lâm sở tại sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên thì có phải lập bảng kê lâm sản không?
Nhóm lâm sản phải lập bảng kê lâm sản được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Bảng kê lâm sản
...
3. Lâm sản phải xác nhận Bảng kê lâm sản, gồm:
a) Gỗ loài thông thường khai thác tận dụng, tận thu từ rừng tự nhiên;
b) Lâm sản sau xử lý tịch thu;
c) Gỗ, thực vật ngoài gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc trồng cấy thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc Phụ lục CITES;
d) Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản;
đ) Lâm sản không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản này hoặc gỗ cây công nghiệp hoặc sản phẩm gỗ hoàn chỉnh theo đề nghị của chủ lâm sản.
...
Theo đó, chỉ phải lập bảng kê lâm sản khi khai thác các nhóm động vật rừng sau:
- Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc Phụ lục CITES;
- Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị? Nội dung kiểm điểm cuối năm của tập thể lãnh đạo quản lý gồm?
- Hướng dẫn cách viết 03 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm chuẩn Hướng dẫn 25 và Hướng dẫn 12 chi tiết nhất?
- Tải về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 ra sao?