Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu thuộc thẩm quyền Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện ra sao?
Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu thuộc thẩm quyền Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3698/QÐ-BVHTTDL năm 2023 thì thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu thực hiện như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
+ Tổ chức thuộc cơ quan trung ương đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp qua đường bưu điện đến Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.
+ Trong thời gian 05 năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm là cơ sở để Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.
(2) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị của Thương nhân nhập khẩu (phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2023 sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành)
(2) Hình ảnh tác phẩm nhập khẩu, nêu rõ chất liệu, kích thước.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(4) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(5) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm
(6) Cơ quan giải quyết TTHC: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm
(7) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản phê duyệt
(8) Phí, lệ phí:
Đối với tác phẩm mỹ thuật
+ Đối với 10 tác phẩm đầu tiên: 300.000 đồng/ tác phẩm/lần thẩm định.
+ Đối với tác phẩm thứ 11 tới tác phẩm số 49: 270.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.
+ Đối với tác phẩm thứ 50 trở đi: 240.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định, tối đa không quá 15.000.000 đồng
Đối với tác phẩm nhiếp ảnh:
+ Đối với 10 tác phẩm đầu tiên: 100.000 đồng/ tác phẩm/lần thẩm định.
+ Đối với tác phẩm thứ 11 tới tác phẩm số 49: 90.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.
+ Đối với tác phẩm thứ 50 trở đi: 80.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.
Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu thuộc thẩm quyền Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện ra sao?
Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 113/2013/NĐ-CP thì Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm:
- Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;
- Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;
- Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;
- Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 72/2016/NĐ-CP thì tác phẩm nhiếp ảnh là sản phẩm sáng tạo thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có chú thích ảnh hoặc có thể không có chú thích ảnh.
Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nào bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL thì tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh sau bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam:
Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh có nội dung:
- Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
- Tuyên truyền, kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khoẻ và hủy hoại môi trường sinh thái;
- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
- Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
- Không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc.
Các tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
Quyết định 3698/QÐ-BVHTTDL năm 2023 sẽ có hiệu lực từ 15/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?