Thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo Việt Nam như thế nào? Khi nào thì hội viên bị xóa tên khỏi Hội nhà báo?
Thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại quy định tại Điều 11 Điều lệ Hội nhà báo kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên
1. Cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Điều lệ này có nguyện vọng trở thành hội viên, tự nguyện viết đơn xin vào Hội kèm sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi làm việc gửi chi hội tại đơn vị công tác.
2. Chi hội tiến hành bỏ phiếu xét kết nạp từng người. Người được kết nạp phải có số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số hội viên của chi hội tham gia bỏ phiếu.
3. Nghị quyết kết nạp hội viên của Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên chi hội Nhà báo, Chi hội Nhà báo trực thuộc Hội, phải được Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành quyết định công nhận.
Dẫn chiếu đến Điều 8 Điều lệ Hội nhà báo kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Hội viên, điều kiện và tiêu chuẩn hội viên
Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam gồm: Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định pháp luật, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội Nhà báo Việt Nam, tự nguyện xin vào Hội Nhà báo Việt Nam, được Hội Nhà báo Việt Nam xem xét, kết nạp (hội viên tổ chức); Người làm báo theo Điều lệ này là công dân Việt Nam hoạt động báo chí hoặc liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định pháp luật, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội, tự nguyện xin vào Hội, chấp hành Điều lệ Hội và đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn sau có thể trở thành hội viên cá nhân của Hội Nhà báo Việt Nam:
1. Đáp ứng 01 trong những điều kiện sau:
a) Tham gia vào quy trình sản xuất thông tin trong cơ quan báo chí, thông tấn (phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, biên kịch phát thanh - truyền hình, phát thanh viên; họa sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên tòa soạn);
b) Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy báo chí;
c) Cán bộ cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí;
d) Cán bộ chuyên trách tại cơ quan Hội Nhà báo Việt Nam và Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Liên chi hội nhà báo.
Các đối tượng tại khoản 1 Điều này có thời gian công tác ở các cơ quan nói trên từ 02 năm trở lên. Trường hợp đặc biệt, do Ban Thường vụ Hội nhà báo Việt Nam xem xét, quyết định.
2. Tiêu chuẩn
a) Có quan điểm, lập trường chính trị đúng đắn, lý lịch rõ ràng;
b) Không vi phạm Luật Báo chí, Quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam;
c) Trình độ học vấn: tốt nghiệp cao đẳng trở lên (trừ trường hợp hội viên đã được kết nạp trước khi Điều lệ này được ban hành). Trường hợp đặc biệt, do Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam xem xét, quyết định;
d) Hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, người làm báo.
Theo đó, thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo như sau:
(1) Cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định trên có nguyện vọng trở thành hội viên tự nguyện viết đơn xin vào Hội kèm theo sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi làm việc gửi chi hội tại đơn vị công tác.
(2) Chi hội sẽ tiến hành bỏ phiếu xét kết nạp từng người.
Khi có số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số hội viên của chi hội tham gia bỏ phiếu thì người xin kết nạp được kết nạp vào Hội nhà báo.
Lưu ý: Nghị quyết kết nạp hội viên của Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên chi hội Nhà báo, Chi hội Nhà báo trực thuộc Hội, phải được Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành quyết định công nhận.
Thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo như thế nào? Khi nào thì hội viên ra khỏi Hội nhà báo?
Khi nào thì hội viên bị xóa tên khỏi Hội nhà báo Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Điều lệ Hội nhà báo Kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
Thủ tục chuyển sinh hoạt và ra khỏi Hội
1. Hồ sơ chuyển sinh hoạt đến chi hội khác gồm Giấy giới thiệu của chi hội nơi chuyển đi có xác nhận của Hội cấp trên trực tiếp và chi hội nơi tiếp nhận. Danh sách hội viên chuyển sinh hoạt phải thông báo về Ban Tổ chức Hội chậm nhất là 30 ngày sau khi hội viên đó chuyển sinh hoạt.
2. Tổ chức hội cơ quan chủ quản hội viên phải giới thiệu hội viên thường trú tham gia sinh hoạt với Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập Chi hội/Liên chi hội hoặc bố trí sinh hoạt trong các Chi hội trực thuộc Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Hội viên xin ra khỏi Hội, xin thôi việc hoặc bỏ việc, không sinh hoạt chi hội, không đóng hội phí từ 06 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng, thì các cấp Hội tiến hành thủ tục xóa tên trong danh sách hội viên và báo cáo Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam chuẩn y.
4. Hội viên vi phạm pháp luật bị thu hồi thẻ nhà báo, đình chỉ công tác; vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam thì Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo trình Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam quyết định các hình thức kỷ luật.
5. Hội viên nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội thì nghỉ sinh hoạt Hội. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt thì tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ nhà báo cao tuổi do cấp hội trực thuộc Hội thành lập và được xem xét đổi thẻ hội viên.
6. Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên chi hội Nhà báo, Chi hội Nhà báo trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam làm thủ tục đổi Thẻ hội viên khi hết hạn, trình Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam chuẩn y.
Theo như quy định trên, các trường hợp hội viên bị xóa tên khỏi Hội nhà báo bao gồm:
- Hội viên xin ra khỏi Hội
- Hội viên xin thôi việc hoặc bỏ việc, không sinh hoạt chi hội, không đóng hội phí từ 06 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng,
Tôn chỉ, mục đích của Hội nhà báo Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Hội nhà báo Kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định tôn chỉ, mục đích của Hội nhà báo như sau:
- Hội đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của người làm báo Việt Nam đồng thòi góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của Nhân dân.
- Hội nhà báo tập hợp, đoàn kết, động viên người làm báo Việt Nam phát huy năng lực sáng tạo, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?