Thủ tục kết nạp Đảng viên năm 2023? Điều kiện để được kết nạp Đảng hiện nay gồm những nội dung gì?
08 Điều kiện kết nạp Đảng hiện nay là gì?
Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, điều kiện kết nạp Đảng được xác định như sau:
(1) Về tuổi đời
- Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
- Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện:
+ Có sức khoẻ và uy tín;
+ Đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt;
+ Được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
(2) Về trình độ học vấn
- Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
- Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.
+ Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.
+ Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
(3) Sự thừa nhận và tự nguyện:
Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
(4) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
(5) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
(6) Có đơn tự nguyện xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
(7) Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ
Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai.
Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
(8) Được hai đảng viên chính thức giới thiệu
Trong đó, Đảng viên giới thiệu người vào Đảng là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng.
Thủ tục kết nạp Đảng viên năm 2023? Điều kiện để được kết nạp Đảng hiện nay gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục kết nạp Đảng viên năm 2023 ra sao?
Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và và Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, thủ tục kết nạp Đảng viên năm 2023 được thực hiện như sau:
STT | Thủ tục kết nạp Đảng |
Bước 1: Bồi dưỡng nhận thức về Đảng | Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp. |
Bước 2: Làm đơn xin vào Đảng | Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng |
Bước 3: Khai lý lịch | - Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. - Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. |
Bước 4: Thẩm tra lý lịch | Người vào Đảng và người thân (Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) phải được thẩm tra lý lịch. Chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng có trách nhiệm kiểm tra , đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng |
Bước 5: Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội | Thực hiện lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú. Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người vào Đảng thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. |
Bước 6: Xét kết nạp người vào Đảng | Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) tổ chức họp xem xét kết nạp người vào Đảng. Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. |
Bước 7: Tổ chức lễ kết nạp đảng viên | Sau khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, thực hiện tổ chức lễ kết nạp đảng viên. |
Sau khi tổ chức lễ kết nạp thì có được trở thành Đảng viên chính thức chưa?
Căn cứ theo nội dung tại khoản 1 Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy, sau khi tổ chức lễ kết nạp theo thủ tục kết nạp Đảng, người vào Đảng sẽ không mặc định trở thành Đảng viên chính thức mà sẽ trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp.
Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?