Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép lái tàu trên trên các tuyến đường sắt đang khai thác được quy định như thế nào?
- Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác được quy định như thế nào?
- Thủ tục cấp lại giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào?
- Người nước ngoài có sử dụng giấy phép lái tàu được cấp ở nước khác để lái tàu trên đường sắt tại Việt Nam không?
Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-BGTVT) quy định về việc cấp giấy phép lái tàu cho lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác như sau:
- Trình tự thực hiện:
+ Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sát hạch cấp giấy phép lái tàu nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Đường sắt Việt Nam;
+ Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác).
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Đường sắt Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu, Tổ sát hạch theo quy định tại Điều 29, Điều 30 Thông tư này và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, cá nhân thời gian, địa điểm sát hạch.
+ Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả sát hạch, Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện cấp giấy phép lái tàu. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép lái tàu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Hồ sơ đề nghị sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu bao gồm:
+ Đơn đề nghị sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu theo mẫu;
+ Văn bản đề nghị tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp theo mẫu quy định;
+ Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch;
+ 03 ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép lái tàu trên trên các tuyến đường sắt đang khai thác được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp lại giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp lại giấy phép lái tàu như sau:
- Giấy phép lái tàu được cấp lại trong các trường hợp sau:
+ Hết hạn sử dụng;
+ Bị hư hỏng hoặc bị mất.
- Trình tự thực hiện:
+ Cá nhân có nhu cầu cấp lại giấy phép lái tàu phải nộp 01 hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Đường sắt Việt Nam;
+ Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác).
Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì cấp lại giấy phép lái tàu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp không cấp lại thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BGTVT;
+ Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Người nước ngoài có sử dụng giấy phép lái tàu được cấp ở nước khác để lái tàu trên đường sắt tại Việt Nam không?
Căn cứ Điều 36 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định như sau:
Thủ tục cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cho người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp
1. Trình tự thực hiện
a) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có thuê người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Đường sắt Việt Nam;
b) Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác). Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy phép lái tàu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp không cấp thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cho người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có thuê người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị và lái tàu là người nước ngoài;
đ) Bản sao giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp có công nghệ tương ứng với tuyến đường sắt đô thị được thuê vận hành, được công chứng dịch thuật bằng tiếng Việt;
e) Hồ sơ kết quả kiểm tra năng lực, nghiệp vụ lái tàu trên đường sắt đô thị đối với từng lái tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức theo các nội dung quy định tại Mục 5, Mục 6 Chương V Thông tư này.
g) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Như vậy, người nước ngoài tuy đã có giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp, nhưng khi tham gia điều khiển phương tiện trên đường sắt đô thị tại Việt Nam thì cần phải thực hiện Thủ tục cấp giấy phép lái tàu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?