Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại các cơ quan Thi hành án dân sự gồm những thủ tục nào?
- Bộ phận một cửa tại cơ quan, đơn vị Thi hành án dân sự do ai quyết định thành lập?
- Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại các cơ quan Thi hành án dân sự gồm những thủ tục nào?
- Việc niêm yết công khai hồ sơ, thủ tục hành chính thực hiện giải quyết theo cơ chế một cửa do đơn vị nào thực hiện?
Bộ phận một cửa tại cơ quan, đơn vị Thi hành án dân sự do ai quyết định thành lập?
Bộ phận một cửa tại các cơ quan Thi hành án dân sự được quy định tại Mục 1 Phần II Quy trình thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 537/QĐ-TCTHADS năm 2017 như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Bộ phận một cửa
a) Thủ trưởng cơ quan THADS quyết định thành lập Bộ phận một cửa tại cơ quan, đơn vị.
Cục THADS bố trí tối thiểu 01 công chức chuyên trách việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa; bộ phận một cửa chịu sự quản lý, chỉ đạo của Văn phòng Cục THADS, do lãnh đạo Văn phòng phụ trách.
Tại Chi cục THADS, tùy điều kiện của từng đơn vị, lãnh đạo Chi cục THADS có thể phân công công chức chuyên trách hoặc bố trí luân phiên, bảo đảm bộ phận một cửa của Chi cục luôn có công chức chuyên môn trực tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; lãnh đạo Chi cục phụ trách công tác văn phòng chịu trách nhiệm về hoạt động của Bộ phận một cửa tại Chi cục.
b) Ngoài trách nhiệm là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với các TTHC nêu tại điểm 2.1 mục 2 phần I của Quy định này, Bộ phận một cửa có trách nhiệm:
- Đón tiếp tổ chức, cá nhân đến giao dịch tại cơ quan THADS.
Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi các TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa, Bộ phận một cửa hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ hoặc tiếp nhận hồ sơ theo quy định nêu tại phần III của Quy trình này;
...
Như vậy, theo quy định, Bộ phận một cửa tại cơ quan, đơn vị Thi hành án dân sự do Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự quyết định thành lập.
Bộ phận một cửa tại cơ quan, đơn vị Thi hành án dân sự do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại các cơ quan Thi hành án dân sự gồm những thủ tục nào?
Các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần I Quy trình thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 537/QĐ-TCTHADS năm 2017 như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
2. Phạm vi thủ tục hành chính và đối tượng áp dụng
2.1. Các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa
Tại các Cục THADS và Chi cục THADS, cơ chế một cửa được áp dụng đối với các thủ tục hành chính (TTHC) sau:
- Quyết định thi hành án theo yêu cầu;
- Xác nhận kết quả thi hành án;
- Yêu cầu thay đổi chấp hành viên;
- Đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế THA;
- Đề nghị miễn, giảm phí THA.
Ngoài các thủ tục hành chính nêu trên, Cục trưởng Cục THADS quyết định thực hiện cơ chế một cửa đối với những TTHC khác tại Cục THADS và Chi cục THADS trực thuộc phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và của cơ quan, đơn vị.
2.2. Đối tượng áp dụng
- Lãnh đạo, công chức các cơ quan THADS;
- Tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, theo quy định, các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại các cơ quan Thi hành án dân sự bao gồm:
(1) Quyết định thi hành án theo yêu cầu;
(2) Xác nhận kết quả thi hành án;
(3) Yêu cầu thay đổi chấp hành viên;
(4) Đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án;
(5) Đề nghị miễn, giảm phí thi hành án.
Ngoài các thủ tục hành chính nêu trên, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết định thực hiện cơ chế một cửa đối với những thủ tục hành chính khác tại Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và của cơ quan, đơn vị.
Việc niêm yết công khai hồ sơ, thủ tục hành chính thực hiện giải quyết theo cơ chế một cửa do đơn vị nào thực hiện?
Việc niêm yết công khai hồ sơ, thủ tục hành chính được quy định tại Mục 1 Phần II Quy trình thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 537/QĐ-TCTHADS năm 2017 như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Bộ phận một cửa
...
b) Ngoài trách nhiệm là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với các TTHC nêu tại điểm 2.1 mục 2 phần I của Quy định này, Bộ phận một cửa có trách nhiệm:
...
d) Bộ phận một cửa bảo đảm hoạt động thường xuyên trong thời gian làm việc hành chính theo quy định. Trường hợp công chức bộ phận một cửa vắng mặt, lãnh đạo Cục THADS và Chi cục THADS phải bố trí công chức khác trực thay.
đ) Công chức làm việc tại Bộ phận một cửa phải nắm vững các quy định liên quan về TTHC thực hiện cơ chế một cửa, nắm vững quy trình thực hiện cơ chế một cửa theo quy định hiện hành của Chính phủ và Quy trình này; mặc đồng phục ngành, có bảng tên, cấp hiệu khi thực hiện nhiệm vụ.
e) Cục THADS và Chi cục THADS niêm yết công khai, đầy đủ hồ sơ, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết, phí, lệ phí (nếu có) đối với từng thủ tục hành chính thực hiện giải quyết theo cơ chế một cửa tại Bộ phận một cửa và đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục THADS.
g) Cục THADS và Chi cục THADS tùy theo điều kiện trụ sở hiện có, chủ động bố trí địa điểm làm việc cho Bộ phận một cửa bảo đảm ở vị trí thuận tiện, dễ dàng cho tổ chức, cá nhân đến liên hệ làm việc.
...
Như vậy, theo quy định, việc niêm yết công khai hồ sơ, thủ tục hành chính thực hiện giải quyết theo cơ chế một cửa tại Bộ phận một cửa do Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?