Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Ai là người có quyền yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự?
Theo Điều 376 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:
“Điều 376. Quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, những người sau đây là người có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự:
- Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự được quy định như thế nào?
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 377 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 378 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện như sau:
(1) Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án có thể trưng cầu giám định sức khỏe, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong trường hợp này, khi nhận được kết luận giám định, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
(2) Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Trong quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Tòa án phải xác định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
- Trong quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án phải chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Phiên họp giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự gồm những ai?
Theo Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự như sau:
“Điều 367. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.”
Như vậy, người tham gia phiên họp giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự gồm:
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp;
- Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp.
Trên đây là thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định mới nhất hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
- Thông tư 88/2024 về nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025? Xem toàn văn Thông tư 88/2024 ở đâu?
- Bảng đánh giá năng lực nhân viên cuối năm? Tải về Bảng đánh giá năng lực nhân viên cuối năm mới nhất?
- Mẫu quyết định khen thưởng nhân viên công ty mới nhất? Tải mẫu quyết định khen thưởng nhân viên công ty ở đâu?
- Tải mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm 2024 mới nhất? File word mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm 2024?