Thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần đối với người nước ngoài không còn cư trú ở Việt Nam ra sao?
Thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần đối với người nước ngoài không còn cư trú ở Việt Nam ra sao?
Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần đối với người nước ngoài không còn cư trú ở Việt Nam được thực hiện theo quy định tại khoản 13.2 tiểu mục 13 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021.
Cụ thể như sau:
(1) Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần
(2) Trình tự thực hiện
- Bước 1. Lập, nộp hồ sơ: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (người hưởng): Lập hồ sơ theo quy định (tại mục Thành phần hồ sơ) và nộp cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
- Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
- Bước 3. Nhận kết quả: Người hưởng nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH
(3) Thời hạn giải quyết
Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
(4) Kết quả giải quyết
- Quyết định về việc hưởng trợ cấp một lần;
- Tiền trợ cấp.
Thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần đối với người nước ngoài không còn cư trú ở Việt Nam ra sao?
Cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần đối với người nước ngoài không còn cư trú ở Việt Nam ra sao?
Theo khoản 13.2 tiểu mục 13 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần đối với người nước ngoài không còn cư trú ở Việt Nam được xác định như sau:
(1) Nộp hồ sơ: Người hưởng nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
- Qua giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I- VAN), trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính;
- Qua Bưu chính.
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
(2) Nhận kết quả: Người hưởng nhận:
- Hồ sơ giấy tờ liên quan theo hình thức đã đăng ký (trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua bưu chính hoặc qua giao dịch điện tử).
- Tiền trợ cấp: Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu chính hoặc thông qua tài khoản cá nhân.
Trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Mức hưởng BHXH một lần hiện nay được tính như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, hiện nay, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH. Trong đó, mỗi năm được tính như sau:
- Đối với những năm đóng BHXH trước 2014: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
- Đối với những năm đóng BHXH sau 2014: 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
- Trường hợp đóng BHXH chưa đủ 01 năm: Bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?