Thủ tục giải quyết đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thực hiện như thế nào?
- Đã ra quyết định công nhận hòa giải thành thì các bên tranh chấp có liên quan có thể đề nghị xem xét lại quyết định không?
- Đơn đề nghị xem xét lại quyết định công nhận hòa giải thành phải được gửi đến cơ quan nào?
- Thủ tục giải quyết đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thực hiện như thế nào?
Đã ra quyết định công nhận hòa giải thành thì các bên tranh chấp có liên quan có thể đề nghị xem xét lại quyết định không?
Căn cứ Điều 36 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về việc đề nghị xem xét lại quyết định công nhận hòa giải thành như sau:
Đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
1. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có thể bị xem xét lại theo đề nghị của các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này.
2. Các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án có quyền đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà họ không thực hiện được quyền đề nghị theo đúng thời hạn thì thời gian đó không tính vào thời hạn đề nghị.
3. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
Như vậy, trong trường hợp Tòa án đã ra quyết định công nhận hòa giải thành thì cán bên có tranh chấp, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đển tranh chấp có thể yêu cầu xem xét lại quyết định.
Việc đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành phải được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định.
Lưu ý: Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà những người có liên quan không thực hiện được quyền đề nghị theo đúng thời hạn thì thời gian đó không tính vào thời hạn đề nghị.
Thủ tục giải quyết đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn đề nghị xem xét lại quyết định công nhận hòa giải thành phải được gửi đến cơ quan nào?
Căn cứ Điều 37 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về thủ tục đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành như sau:
Thủ tục đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
Người đề nghị, Viện kiểm sát kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phải gửi đơn đề nghị, văn bản kiến nghị đến Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Theo đó, các bên tranh chấp nếu muốn xem xét lại quyết định công nhận hòa giải thành thì cần phải gửi đơn đề nghị đến Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành.
Thủ tục giải quyết đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 38 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì thủ tục giải quyết đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thực hiện như sau:
Bước 1: Thụ lý và yêu cầu chuyển hồ sơ:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, Tòa án cấp trên trực tiếp yêu cầu Tòa án đã ra quyết định chuyển hồ sơ, tài liệu.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định phải chuyển hồ sơ, tài liệu cho Tòa án cấp trên trực tiếp.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ từ Tòa án ra quyết định và phân công giải quyết:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tài liệu, Tòa án cấp trên trực tiếp phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết; đồng thời thông báo cho người đề nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.
Bước 3: Giải quyết đề nghị và quyết định:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán thực hiện việc xác minh, thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
Trường hợp có đủ căn cứ kết luận quyết định công nhận kết quả hòa giải thành vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì Thẩm phán ra quyết định hủy quyết định đó và làm thủ tục chuyển vụ việc cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp không có căn cứ kết luận quyết định công nhận kết quả hòa giải thành vi phạm một trong các điều kiện quy định thì Thẩm phán ra quyết định không chấp nhận đề nghị và giữ nguyên quyết định công nhận kết quả hòa giải thành.
Lưu ý:
- Quyết định không công nhận hoặc công nhận kết quả hòa giải thành phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người đề nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc đề nghị, kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
- Trường hợp người đề nghị rút đề nghị, Viện kiểm sát rút kiến nghị thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét đề nghị, kiến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng từ 25/12/2024 gồm những gì?
- Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì? Việc hiệu chỉnh sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa khi nào?
- Cách khai biến động tài sản khi kê khai tài sản thu nhập cuối năm cho cán bộ, công chức? Tải Mẫu bản kê tài sản thu nhập?
- Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào? Mẫu File excel quản lý tăng giảm tài sản cố định dành cho doanh nghiệp?
- Gợi ý trách nhiệm của tập thể cá nhân tại Báo cáo kiểm điểm tập thể? Cách viết trách nhiệm của tập thể cá nhân trong kiểm điểm?