Thủ tục dừng trợ giúp xã hội đối với người được nhận làm con nuôi như thế nào? Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội mới nhất?
Người được nhận làm con nuôi thì dừng trợ giúp xã hội đúng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện dừng trợ cấp xã hội như sau:
Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội
...
2. Điều kiện dừng trợ giúp xã hội:
a) Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
b) Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
d) Đối tượng đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
đ) Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
e) Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
g) Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
h) Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
i) Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
k) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi thì sẽ dừng trợ cấp xã hội.
Thủ tục dừng trợ giúp xã hội đối với người được nhận làm con nuôi như thế nào? Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội mới nhất? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội với người được nhận làm con nuôi?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội như sau:
- Thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
- Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
Thủ tục dừng trợ giúp xã hội đối với người được nhận làm con nuôi như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục dừng trợ giúp xã hội như sau:
Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội
...
3. Thủ tục dừng trợ giúp xã hội:
a) Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi quy định tại điểm b, c, d, g khoản 2 Điều này có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này gửi người đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội (nếu có);
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng thuộc quyền quản lý; người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
c) Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
Theo đó, thủ tục dừng trợ giúp xã hội đối với người được nhận làm con nuôi được thực hiện như sau:
Bước 1: Cha mẹ nuôi của người được nhận nuôi có Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP gửi gửi đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội.
Xem và tải Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội mới nhất
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng thuộc quyền quản lý; người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
Bước 3: Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội như sau:
Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội
1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Như vậy, nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội như sau:
- Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Xem thêm: Quy trình các hoạt động trợ giúp xã hội của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?