Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng theo mấy mức độ?
Mức độ đánh giá, xếp loại chất lượng người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Xếp loại chất lượng
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định:
Căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào:
a) Điều lệ doanh nghiệp;
b) Quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm.
2. Đối với Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước căn cứ vào:
a) Quyền, trách nhiệm của Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm;
d) Việc tuân thủ các quy định của điều lệ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, theo quy định, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng theo 4 mức độ:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
- Hoàn thành nhiệm vụ,
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đại diện phần vốn nhà nước căn cứ vào:
- Quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm;
- Việc tuân thủ các quy định của điều lệ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng theo mấy mức độ? (Hình từ Internet)
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá
...
2. Đối với Kiểm soát viên:
a) Kiểm soát viên viết bản tự nhận xét, đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng quy định tại Nghị định này và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đối với Kiểm soát viên.
3. Đối với người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Người đại diện phần vốn nhà nước viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị đối với người đại diện phần vốn nhà nước (nếu cần);
c) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng quy định tại Nghị định này và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được lưu vào hồ sơ và thông báo đến từng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
Như vậy, theo quy định, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện như sau:
- Người đại diện phần vốn nhà nước viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị đối với người đại diện phần vốn nhà nước (nếu cần);
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
Người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đạt được những tiêu chí nào?
Tiêu chí đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được quy định tại Điều 15 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:
1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:
a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được xếp loại A theo quy định;
b) Đối với Kiểm soát viên: Đạt tiêu chí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
...
2. Kết quả hoạt động của cá nhân:
a) Đạt các tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
b) Hoàn thành từ 90% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định:
Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
...
2. Kết quả công tác của cá nhân:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;
b) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
c) Hoàn thành từ 100% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
d) Hoàn thành tốt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);
đ) Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước.
Theo đó, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:
(1) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp được xếp loại A theo quy định;
(2) Kết quả hoạt động của cá nhân:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;
- Luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
- Hoàn thành tốt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);
- Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước.
- Hoàn thành từ 90% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?