Thủ tục công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện như thế nào?
Thủ tục công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 16/2023/NĐ-CP có quy định về việc công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh như sau:
Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
...
2. Tổ chức thực hiện công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo các quy định sau:
a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này để xây dựng Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh đối với các doanh nghiệp đề nghị công nhận là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh lần đầu trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực và đối với các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh cần thực hiện công nhận lại trong thời gian 06 tháng trước kỳ phải công nhận lại; gửi 05 bộ Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 11 Nghị định này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ Tài chính kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ. Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành có ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định đối với Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan. Trường hợp có ý kiến khác nhau về Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan để thống nhất các nội dung thẩm định;
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
Như vậy, việc công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện theo thủ tục nêu trên.
Trong đó, trường hợp doanh nghiệp mới thành lập có đủ điều kiện theo Điều 3 Nghị định 16/2023/NĐ-CP thì không phải thực hiện công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo thủ tục trên.
Thủ tục công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh gồm những nội dung sau:
1. Tên doanh nghiệp; ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp; các sản phẩm, dịch vụ và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao doanh nghiệp thực hiện trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt.
2. Báo cáo thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt; cung cấp số liệu về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, tổng số nợ phải trả, tổng số lao động..., thông tin về diện tích đất được giao quản lý, sử dụng.
3. Báo cáo về tình hình sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ, đặt hàng trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt.
4. Mục tiêu, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo kể từ thời điểm đề nghị xét duyệt.
5. Những nội dung khác liên quan đến việc công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh (nếu có); các tài liệu, văn bản liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc các cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng doanh nghiệp thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh bao gồm:
- Tên doanh nghiệp; ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp; các sản phẩm, dịch vụ và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện trong 05 năm gần nhất;
- Báo cáo thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất;
- Báo cáo về tình hình sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Mục tiêu, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo;
- Những nội dung khác liên quan đến việc công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
Ai có thẩm quyền công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, công nhận lại đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.
Theo quy định trên thì chủ thể có thẩm quyền công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh là Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?