Thủ tục chuyển giao công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục thi hành án?

Em trai tôi sang Nhật xuất khẩu lao động, do mâu thuẫn trong lúc làm việc em trai tôi đã đâm chết người làm chung, bị kết án phạt tù chung thân tại Nhật. Như vậy tôi muốn hỏi có thể chuyển em trai tôi về Việt Nam để tiếp tục thi hành án không? Nếu được thì cần đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục chuyển giao công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục thi hành án?

Điều kiện để chuyển công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài về Việt Nam tiếp tục thi hành án?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC quy định điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước chuyển giao về Việt Nam để tiếp tục thi hành án như sau:

"Điều 6. Điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù
Người đang chấp hành án phạt tù ở nước chuyển giao chỉ có thể được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là công dân Việt Nam;
2. Có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam;
3. Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4. Vào thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất là 01 (một) năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này còn ít nhất là 06 (sáu) tháng;
5. Bản án đối với người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao;
6. Nước chuyển giao và người bị kết án đều đồng ý với việc chuyển giao. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó;
7. Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam có quyết định đồng ý tiếp nhận đã có hiệu lực pháp luật."

Như vậy theo quy định trên để chuyển công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài về Việt Nam tiếp tục thi hành án phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên.

Thủ tục chuyển giao công dân Việt Nam phạm tội

Thủ tục chuyển giao công dân Việt Nam phạm tội

Hồ sơ đề nghị chuyển giao công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục thi hành án bao gồm giấy tờ nào?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC quy định:

"Điều 7. Hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao
Hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao phải được lập thành 03 (ba) bộ theo các quy định tại các điều 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp trừ trường hợp điều ước quốc tế về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà Việt Nam và nước chuyển giao là thành viên có quy định khác."

Theo đó tại Điều 52, Điều 53 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định:

"Điều 52. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
1. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đang chấp hành hình phạt tù yêu cầu chuyển giao người đó;
b) Các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
2. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 53. Văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và tài liệu kèm theo
1. Văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Lý do yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
đ) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi thường trú cuối cùng, các căn cứ pháp lý về việc người được yêu cầu chuyển giao đủ tư cách pháp lý để chuyển giao và các thông tin cần thiết khác về người được yêu cầu chuyển giao.
2. Kèm theo văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các thông tin, tài liệu sau đây:
a) Tài liệu để chứng minh người được yêu cầu chuyển giao đã có đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;
b) Văn bản nêu tóm tắt nội dung của vụ án, bản sao bản án, quyết định của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù được yêu cầu chuyển giao;
c) Điều luật áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó của bản án;
d) Tài liệu mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người được yêu cầu chuyển giao theo pháp luật và tập quán quốc tế;
đ) Văn bản, tài liệu xác nhận thời gian người được yêu cầu chuyển giao đã chấp hành hình phạt tù tại nước yêu cầu chuyển giao và thời gian còn lại phải chấp hành hình phạt tù tại nước tiếp nhận;
e) Tài liệu liên quan đến tình hình sức khoẻ, trạng thái tâm thần, hồ sơ bệnh án của người được yêu cầu chuyển giao, nếu có;
g) Điều ước quốc tế giữa nước được yêu cầu chuyển giao và nước tiếp nhận."

Hồ sơ đề nghị chuyển giao công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân ở nước ngoài về Việt Nam bao gồm:

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đang chấp hành hình phạt tù yêu cầu chuyển giao người đó;

- Văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;

- Kèm theo văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các thông tin, tài liệu sau đây:

+Tài liệu để chứng minh người được yêu cầu chuyển giao đã có đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;

+ Văn bản nêu tóm tắt nội dung của vụ án, bản sao bản án, quyết định của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù được yêu cầu chuyển giao;

+ Điều luật áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó của bản án;

+ Tài liệu mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người được yêu cầu chuyển giao theo pháp luật và tập quán quốc tế;

+ Văn bản, tài liệu xác nhận thời gian người được yêu cầu chuyển giao đã chấp hành hình phạt tù tại nước yêu cầu chuyển giao và thời gian còn lại phải chấp hành hình phạt tù tại nước tiếp nhận;

+ Tài liệu liên quan đến tình hình sức khoẻ, trạng thái tâm thần, hồ sơ bệnh án của người được yêu cầu chuyển giao, nếu có;

Thủ tục chuyển giao công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục thi hành án?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC quy định thủ tục chuyển giao công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục thi hành án như sau:

"Điều 9. Trình tự, thủ tục nhận yêu cầu chuyển giao; xem xét, quyết định việc tiếp nhận
1. Công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn tại nước ngoài có nguyện vọng được chuyển giao về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt còn lại thì có thể làm đơn (hoặc thông qua người đại diện hợp pháp) trình bày nguyện vọng đó với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Việt Nam.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được đơn xin được chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù, Cơ quan đại diện Việt Nam chuyển đơn, hồ sơ cho Bộ Công an để vào sổ hồ sơ.
3. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Bộ Công an vào sổ hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại các điều 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao cung cấp thông tin bổ sung vào hồ sơ. Sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước chuyển giao và nêu rõ lý do, đồng thời gửi cho người đang chấp hành án phạt tù có yêu cầu tiếp nhận về Việt Nam (hoặc người đại diện hợp pháp của người đó) biết. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền 02 (hai) bộ hồ sơ để xem xét, quyết định có tiếp nhận chuyển giao về Việt Nam hay không.
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu tiếp nhận do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu tiếp nhận, Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu tiếp nhận. Văn bản yêu cầu và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
5. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau:
a) Xem xét yêu cầu tiếp nhận khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 50 Luật tuơng trợ tư pháp và Điều 6 của Thông tư này;
b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu tiếp nhận và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người yêu cầu rút yêu cầu chuyển giao hoặc vì các lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
6. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu tiếp nhận trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ tại Khoản 3 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
7. Việc xem xét yêu cầu tiếp nhận đuợc tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm 03 (ba) thẩm phán trong đó có 01 (một) thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
8. Hội đồng xem xét yêu cầu tiếp nhận làm việc theo trình tự quy định tại Khoản 4 Điều 55 Luật tương trợ tư pháp.
9. Chậm nhất là 10 (mười) ngày, kể từ ngày ra quyết định tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc có kháng nghị hay không; đồng thời gửi cho Bộ Công an để thông báo cho phía nước ngoài biết.
10. Quyết định tiếp nhận, từ chối tiếp nhận có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
11. Trường hợp quyết định đồng ý tiếp nhận, trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tiếp nhận có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã ra quyết định sơ thẩm ra các quyết định sau đây:
a) Quyết định thi hành quyết định tiếp nhận;
b) Quyết định tiếp tục thi hành án phạt tù tại Việt Nam;
c) Quyết định chuyển đổi hình phạt theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong trường hợp tính chất và thời hạn của hình phạt nước chuyển giao đã tuyên không tương thích với quy định của pháp luật Việt Nam."
Thi hành án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng thi hành án được xem xét loại trừ trách nhiệm trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng thi hành án được bảo vệ gồm những ai? Nội dung bảo vệ người thi hành công vụ?
Pháp luật
Bản án sơ thẩm hình sự không bị kháng cáo, kháng nghị thì được thi hành kể từ khi nào? Ai là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án?
Pháp luật
Việc thông báo thi hành án dân sự được thực hiện theo những hình thức nào? Khi nào được phép niêm yết công khai văn bản thông báo?
Pháp luật
Quy định về khấu trừ lương của giáo viên theo quyết định của cơ quan thi hành án? Kế hoạch cưỡng chế thi hành án gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Người bị thi hành án có quyền khiếu nại đến cơ quan, người có thẩm quyền hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án?
Pháp luật
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự khi nào?
Pháp luật
Trách nhiệm chi trả chi phí xác minh điều kiện thi hành án do ai thực hiện? Người phải thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án không?
Pháp luật
Người bị thi hành án bị cơ quan thi hành ánh cưỡng chế kê biên nhà thì giải quyết như thế nào? Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án?
Pháp luật
Thời gian thực hiện thi hành án khi có quyết định của Tòa án trong bao lâu? Các đương sự có quyền được tự thỏa thuận việc thi hành án không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án
1,294 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành án

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành án

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào