Thủ tục chuẩn bị nguồn lao động của doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện thế nào?
Thủ tục chuẩn bị nguồn lao động của doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện thế nào?
Ngày 17 tháng 5 năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 624/QĐ-BLĐTBXH 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước.
Theo đó, thủ tục chuẩn bị nguồn lao động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện theo trình tự, cách thức sau:
Bước 1. Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ có hoạt động chuẩn bị nguồn lao động và cập nhật trên Hệ thống cơ sở về dữ liệu người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần thực hiện thủ tục theo trình tự, cách thức trên để chuẩn bị nguồn lao động.
Thủ tục chuẩn bị nguồn lao động của doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện thế nào?
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động gồm có những tài liệu gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 624/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm có những thành phần sau:
(1) Văn bản chuẩn bị nguồn lao động theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH;
(2) Bản sao văn bản đề nghị của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực gồm những nội dung sau:
- Số lượng lao động mà doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị, ngành nghề, giới tính người lao động;
- Yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ của người lao động;
- Thông tin cơ bản về việc làm ở nước ngoài (nơi làm việc, mức lương, thời hạn hợp đồng lao động);
- Thời gian dự kiến tuyển chọn.
(3) Tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước tiếp nhận lao động cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam là giấy tờ sau:
- Trường hợp bên nước ngoài là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh bao gồm:
+ 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt;
+ Đối với nước có quy định về điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài thì cung cấp 01 bản sao tài liệu thể hiện người sử dụng lao động đáp ứng quy định này, kèm bản dịch tiếng Việt.
- Trường hợp bên nước ngoài là tổ chức dịch vụ việc làm, tài liệu chứng minh bao gồm:
+ 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;
+ 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản đề nghị chuẩn bị nguồn hoặc tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;
+ Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản này.
(4) Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung sau:
- Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;
- Phương thức chuẩn bị nguồn:
+ Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển;
+ Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);
+ Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
(5) Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động là văn bản cam kết giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với người lao động, thể hiện nội dung doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi Hợp đồng cung ứng lao động đã được đăng ký và chấp thuận.
Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động cần đáp ứng yêu cầu, điều kiện gì?
Theo tiểu mục 1.10 Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 624/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?