Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?
- Trình tự cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương như thế nào?
- Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương gồm những gì?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương là gì?
Trình tự cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT năm 2023 quy định trình tự cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương như sau:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;
- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương.
Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực;
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ.
Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản.
Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT năm 2023 quy định thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành;
+ Bản sao hợp đồng lao động và bản sao bằng tốt nghiệp của người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành;
+ Tài liệu chứng minh thời gian làm việc trong lĩnh vực truyền tải hoặc phân phối điện của người trực tiếp quản lý kỹ thuật (Bản khai lý lịch công tác có xác nhận của cơ quan sử dụng lao động hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương);
+ Tài liệu về kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu về an toàn hoặc thẻ an toàn điện theo quy định tại Điều 64 Luật Điện lực 2004, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành của đội ngũ trưởng ca vận hành.
- 2 danh mục các hạng mục công trình lưới điện (trang thiết bị công nghệ, đường dây, trạm biến áp) và phạm vi lưới điện do tổ chức đang quản lý. Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt các hạng mục công trình lưới điện (trang thiết bị công nghệ, đường dây, trạm biến áp).
Trường hợp mua bán, sáp nhập, bàn giao tài sản lưới điện phải có Biên bản nghiệm thu theo quy định hoặc Biên bản bàn giao tài sản. Trường hợp tài sản lưới điện thuộc sở hữu chung của nhiều nhà đầu tư, phải có văn bản thỏa thuận hoặc ủy quyền của các chủ sở hữu cho một đơn vị quản lý vận hành.
- Bản sao Thoả thuận đấu nối vào hệ thống điện quốc gia theo quy định; bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT năm 2023 quy định yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện, phân phối điện cấp Trung ương như sau:
Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động điện lực: Tổ chức hoạt động truyền tải điện, phân phối điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
* Điều kiện cụ thể cấp giấy phép hoạt động truyền tải điện
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động truyền tải điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.
- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.
* Điều kiện cụ thể cấp giấy phép hoạt động phân phối điện
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.
- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?