Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả mới nhất 2023 theo hướng dẫn tại Nghị định 17 ra sao?
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả mới nhất 2023 ra sao?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Tại đây
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
...
5. Thủ tục cấp, cấp lại và cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 8 Điều này, khoản 1 Điều 39, khoản 2 Điều 40 và khoản 2 Điều 41 của Nghị định này và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lưu giữ 01 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 01 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; 01 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 01 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi trả lại cho tổ chức, cá nhân được cấp như một tài liệu đính kèm không tách rời Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được thực hiện như sau:
- Bước 1:
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và nộp phí, lệ phí.
- Bước 2:
+ Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả mới nhất 2023 theo hướng dẫn tại Nghị định 17 ra sao?
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
- 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử) hoặc 02 bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
- Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền theo);
- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền:
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
- Văn bản đồng ý cho phép sử dụng hình ảnh (trong trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác).
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
...
4. Điều kiện cấp, cấp lại và cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:
a) Tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền liên quan của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12a, Điều 13 và Điều 16 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc loại hình, đối tượng quy định tại Điều 14 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Thành phần hồ sơ đăng ký hợp lệ theo quy định tại các điều 39, 40 và 41 của Nghị định này.
Như vậy, điều kiện đăng ký quyền tác giả bao gồm:
- Đáp ứng điều kiện về chủ thể được bảo hộ quyền tác giả;
- Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc loại hình, đối tượng được bảo hộ quyền tác giả;
- Thành phần hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?