Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được thực hiện thế nào? Đối tượng thực hiện thủ tục gồm những ai?
Đối tượng thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu gồm những ai?
Căn cứ theo nội dung tại tiểu mục 1 Mục 1 Phần A Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BKHĐT năm 2019.
Đối tượng thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm:
- Cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động tư vấn đấu thầu hoặc đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu; cá nhân hoạt động tư vấn độc lập về đấu thầu;
- Cá nhân thuộc ban quản lý dự án chuyên nghiệp: là các ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện công tác quản lý dự án chuyên nghiệp, quản lý cùng lúc nhiều dự án hoặc các dự án kế tiếp, gối đầu, hết dự án này đến dự án khác;
- Cá nhân thuộc đơn vị mua sắm tập trung chuyên trách: là đơn vị được thành lập để chuyên trách thực hiện việc mua sắm tập trung và hoạt động mua sắm mang tính thường xuyên, liên tục;
- Cá nhân khác có nhu cầu.
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được thực hiện thế nào? Đối tượng thực hiện thủ tục gồm những ai?
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được thực hiện ra sao?
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được thực hiện theo tiểu mục 1 Mục 1 Phần A Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BKHĐT năm 2019.
Cụ thể như sau:
- Trình tự thực hiện:
+ Cá nhân có nhu cầu thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu thực hiện việc đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Việc đăng ký thi, hồ sơ đăng ký thi sát hạch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được Cục Quản lý đấu thầu hướng dẫn và đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Cá nhân chỉ được tham dự kỳ thi sát hạch sau khi đã đăng ký thi thành công và nộp đầy đủ chi phí dự thi theo quy định.
+ Dự kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức;
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động cho những người vượt qua kỳ thi sát hạch.
- Cách thức thực hiện:
Việc cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện trực tiếp tại cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu sẽ được gửi qua đường bưu điện, trường hợp thí sinh đến nhận thì phải xuất trình giấy tờ tùy thân và ký nhận vào danh sách.
- Thành phần hồ sơ:
Đăng ký trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Số lượng hồ sơ:
Kê khai trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi hoặc kết quả phúc khảo, cá nhân đáp ứng điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân đạt kỳ thi sát hạch sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Có tốn lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản i tiểu mục 1 Mục 1 Phần A Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BKHĐT năm 2019.
Việc thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu sẽ không tốn phí.
Tuy nhiên thí sinh dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu phải nộp chi phí tham dự thi với mức tối đa như sau:
- Tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc: 1.200.000 đồng/thí sinh;
- Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung: 1.700.000 đồng/thí sinh;
- Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam: 1.800.000 đồng/thí sinh.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 111 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT, khoản l tiểu mục 1 Mục 1 Phần A Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BKHĐT năm 2019, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được xác định như sau:
(1) Có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản;
(2) Tốt nghiệp đại học trở lên;
(3) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
(4) Đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đã tham gia thường xuyên, liên tục vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu trong vòng 04 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch), bao gồm:
+ Tham gia giảng dạy về đấu thầu;
+ Tham gia xây dựng văn bản pháp luật về đấu thầu;
+ Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu;
- Đã tham gia vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định trong vòng 05 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch) nhưng không thường xuyên, liên tục;
- Đã tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ.
Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạp được tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản được tính tương đương gói thầu quy mô nhỏ.
(5) Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
- Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi địa điểm làm việc trong thời gian làm việc tại Việt Nam không?
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?