Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ai và số lượng theo quy định là bao nhiêu người?
- Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ai?
- Quy định về số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là bao nhiêu?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan ngang Bộ về hợp tác quốc tế được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan ngang Bộ về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ai?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như sau:
"Điều 4. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.
2. Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ."
Theo đó, Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ai và số lượng theo quy định là bao nhiêu người?
Quy định về số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 38 Luật Tổ chức chính phủ 2015 quy định thì:
"Điều 38. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định."
Như vậy theo quy định thì số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06.
Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan ngang Bộ về hợp tác quốc tế được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan ngang Bộ trong việc hợp tác quốc tế như sau:
"Điều 8. Về hợp tác quốc tế
1. Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
3. Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan mình."
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan ngang Bộ về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Theo Điều 13 Nghị định 123/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 13. Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Trình Chính phủ:
a) Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, gồm: Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục), vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).
2. Trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuộc Bộ;
c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc tổng cục gồm: vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).
3. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của vụ, cục, thanh tra, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục; vụ, cục, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục theo quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Và hiện nay, theo Điều 13 nêu trên có sửa đổi bổ sung một số điều, bạn có thể tham khảo cụ thể tại Văn bản hợp nhất 2/VBHN-BNV năm 2020 để biết thêm chi tiết hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?