Thứ trưởng Bộ Công Thương được Bộ trưởng ủy quyền những việc gì? Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bộ Công Thương được Bộ trưởng ủy quyền những việc gì?
Thứ trưởng Bộ Công thương được Bộ trưởng ủy quyền, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo phạm vi được phân công, theo ủy quyền của Bộ trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ theo Điều 6 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 sau:
- Thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Bộ và ký văn bản thay Bộ trưởng khi Bộ trưởng vắng mặt;
- Chỉ đạo giải quyết công việc và ký văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi đã báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng;
- Chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các Thứ trưởng;
- Giải quyết một số công việc cấp bách của Thứ trưởng khác khi Thứ trưởng đó vắng mặt.
- Các Thứ trưởng phải tuân thủ phân công, phối hợp hoạt động của Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền.
Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Công Thương?
Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Công Thương theo khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:
- Các Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công bằng văn bản, phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số cơ quan, đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực, địa bàn, đơn vị được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình; các Thứ trưởng phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền, không được né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
- Chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu có phát sinh những vấn đề quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng trước khi quyết định; thường xuyên báo cáo với Bộ trưởng về các công việc được giao phụ trách, chỉ đạo giải quyết.
- Khi Bộ trưởng điều chỉnh sự phân công giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho Thứ trưởng được phân công và báo cáo Bộ trưởng.
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ nội dung và tiến độ xây dựng các đề án, chương trình công tác, văn bản quy phạm pháp luật được phân công theo dõi, chỉ đạo.
- Không giải quyết các công việc mà Bộ trưởng không phân công hoặc ủy quyền.
- Trong khi thực thi nhiệm vụ theo phân công, nếu có các vấn đề liên quan đến lĩnh vực do các Thứ trưởng khác phụ trách thì Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc cần chủ động phối hợp để giải quyết.
Trường hợp các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Thứ trưởng đi công tác từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng, trừ trường hợp được Bộ trưởng trực tiếp phân công. Thứ trưởng nghỉ làm việc phải báo cáo Bộ trưởng, trong đó nghỉ từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Bộ trưởng (hoặc Lãnh đạo Bộ được phân công ủy quyền).
- Trong thời gian Thứ trưởng đi công tác hoặc vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp giải quyết công việc đã phân công cho Thứ trưởng, hoặc phân công Thứ trưởng khác thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
Thứ trưởng Bộ Công Thương được Bộ trưởng ủy quyền những việc gì? (Hình từ Internet)
Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Công Thương?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình và các văn bản quản lý khác trong lĩnh vực được Bộ trưởng phân công và theo dõi, đôn đốc cho đến khi có sản phẩm cuối cùng; phê duyệt kế hoạch, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ riêng lẻ theo lĩnh vực được phân công của Thứ trưởng;
- Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Bộ trưởng trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
- Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác thì trực tiếp phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng còn có các ý kiến khác nhau, phải báo cáo Bộ trưởng quyết định;
- Trong phạm vi địa bàn, cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách, có ý kiến về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, nhân sự trước khi đơn vị và Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng xem xét, quyết định hoặc đưa ra trao đổi trong Ban cán sự, bao gồm:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy; biên chế công chức, viên chức; tuyển dụng công chức; phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức; tiếp nhận; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; điều động, biệt phái, luân chuyển; bổ nhiệm ngạch, xếp lương theo ngạch; thay đổi chức danh nghề nghiệp (chuyển hạng hoặc thăng hạng), xếp lương theo chức danh nghề nghiệp; nâng bậc lương; kéo dài thời gian công tác; miễn nhiệm; từ chức; đào tạo, bồi dưỡng; cử đi đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài nước; cử đi công tác nước ngoài; khen thưởng; kỷ luật; đánh giá, xếp loại chất lượng; nghỉ hưu; thôi việc và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức;
- Có ý kiến về việc đánh giá (tại các thời điểm đánh giá theo quy định), xếp loại chất lượng đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị, trên cơ sở đó người đứng đầu đơn vị quyết định kết quả đánh giá, mức xếp loại chất lượng đối với cấp phó; trường hợp người đứng đầu đơn vị đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cấp phó khác với ý kiến của Thứ trưởng phụ trách thì phải nêu rõ lý do và báo cáo lại Thứ trưởng phụ trách đơn vị;
- Ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng và phải báo cáo Bộ trưởng văn bản đã ký thay (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản);
- Ký thay Bộ trưởng quyết định về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, nhân sự nêu tại điểm d khoản 2 này đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng và là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trở xuống (theo phân công tại Phiếu trình, Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng);
- Báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công;
- Đối với các nội dung về đầu tư, ngân sách chi thường xuyên, quy trình thẩm định, trình duyệt quyết định phê duyệt dự án đấu thầu, quyết toán dự án hoàn thành:
+ Đối với nguồn chi thường xuyên: Các đơn vị đầu mối (Vụ, Cục, Viện, Trường...) trình Lãnh đạo Bộ phụ trách ngành, đơn vị phê duyệt các nhiệm vụ, sau đó trình Lãnh đạo Bộ phụ trách tài chính xem xét trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt và ủy quyền Lãnh đạo Bộ phụ trách tài chính ký công văn gửi Bộ Tài Chính.
Công tác thẩm định, phân bổ và tổng hợp quyết toán chung của Bộ cũng được thực hiện theo quy trình trên. Lãnh đạo Bộ phụ trách tài chính của Bộ ký duyệt tổng hợp dự toán, quyết toán kinh phí chung các nhiệm vụ của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài chính;
+ Đối với nguồn vốn đầu tư công: Về quy trình thẩm định, trình duyệt quy định phê duyệt dự án đầu tư, đấu thầu, quyết toán dự án hoàn thành, trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư, đơn vị phụ trách trình Lãnh đạo Bộ phụ trách ngành, đơn vị xem xét, quyết định phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
Đơn vị phụ trách theo dõi, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách tài chính về tình hình chung các dự án đầu tư công của Bộ, báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách ngành, đơn vị chỉ đạo triển khai các dự án thuộc ngành, đơn vị được giao phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?