Thư tín dụng là gì? Thư tín dụng có phải là một hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng không?
Thư tín dụng là gì? Thư tín dụng có phải là một hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
35. Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để sử dụng dịch vụ thanh toán do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng.
36. Thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng.
37. Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
38. Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
...
Như vậy, thư tín dụng là một trong những hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng.
* Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Thư tín dụng là gì? Thư tín dụng có phải là một hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng? (hình từ internet)
Ngân hàng thương mại có được cấp tín dụng dưới hình thức thư tín dụng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Thư tín dụng;
g) Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên ngân hàng thương mại được cấp tín dụng dưới hình thức thư tín dụng.
Trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi cung cấp hoạt động thư tín dụng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì khi cung cấp hoạt động thư tín dụng, ngân hàng thương mại có trách nhiệm:
- Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
- Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
- Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức. Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?