Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào từ ngày 01/7/2025?
Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào từ ngày 01/7/2025?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
...
d) Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
2. Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b khoản 1 Điều này; quy định việc truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào từ ngày 01/7/2025? (Hình từ Internet)
06 phương thức nào đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
...
2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này;
e) Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, có 06 phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
[1] Hằng tháng;
[2] 03 tháng một lần;
[3] 06 tháng một lần;
[4] 12 tháng một lần;
[5] Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
[6] Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
[...]
3. Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động được quy định như sau:
a) Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
c) Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
d) Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần;
đ) Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
e) Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều này nhưng sớm nhất là tháng trước liền kề tháng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này.
Như vậy, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định như sau:
- Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
- Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
- Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
- Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần;
- Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
- Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nhưng sớm nhất là tháng trước liền kề tháng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?