Thu nhập dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp vào hệ thống cơ sở dữ liệu được thực hiện như thế nào?
Thu nhập dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp vào hệ thống cơ sở dữ liệu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 472/QĐ-BNN-TCLN năm 2016, có quy định về thu nhập, cập nhật dữ liệu như sau:
Thu thập, cập nhật dữ liệu
1. Các dữ liệu, thông tin về giống cây trồng lâm nghiệp tại Điều 4 của Quy chế này phải được cập nhật kịp thời theo quy định của Quy chế này.
2. Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm thu thập, cập nhật dữ liệu về giống mới, vườn giống; các văn bản về quản lý và kỹ thuật liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo việc thu thập, cập nhật dữ liệu giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn.
Như vậy, theo quy định trên thì thu nhập dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp vào hệ thống cơ sở dữ liệu được thực hiện như sau:
- Các dữ liệu, thông tin về giống cây trồng lâm nghiệp tại Điều 4 của Quy chế này phải được cập nhật kịp thời theo quy định của Quy chế này.
- Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm thu thập dữ liệu về giống mới, vườn giống; các văn bản về quản lý và kỹ thuật liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo việc thu thập dữ liệu giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn.
Giống cây trồng lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Cung cấp dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp vào hệ thống theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 472/QĐ-BNN-TCLN năm 2016, có quy định về cung cấp và nhập dữ liệu, thông tin vào hệ thống như sau:
Cung cấp và nhập dữ liệu, thông tin vào hệ thống
1. Nguyên tắc cung cấp dữ liệu, thông tin
a) Bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan;
b) Bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho việc cập nhật, xử lý và sử dụng;
c) Bảo đảm kịp thời, đầy đủ và có hệ thống.
2. Nội dung, thời gian và cơ quan cung cấp thông tin: Loại dữ liệu, thông tin; thời gian, cơ quan cung cấp, cập nhật dữ liệu, thông tin tại Phụ lục kèm theo.
3. Cơ quan nhập dữ liệu, thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp ở cấp tỉnh, thành phố là Chi cục Kiểm lâm và ở cấp Trung ương là Vụ Phát triển rừng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp.
4. Quy trình cập nhật dữ liệu, thông tin được thực hiện theo “Sổ tay thu thập, quản lý, sử dụng và chia sẻ thông tin về giống cây trồng lâm nghiệp Việt Nam” do Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Như vậy, theo quy định trên thì cung cấp dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp vào hệ thống theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan;
- Bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho việc cập nhật, xử lý và sử dụng;
- Bảo đảm kịp thời, đầy đủ và có hệ thống.
Các bước cơ bản thu thập dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 472/QĐ-BNN-TCLN năm 2016, có quy định về
Các bước cơ bản thu thập, cập nhật dữ liệu
1. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, các đơn vị nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến hành kê khai, tổng hợp dữ liệu, thông tin về giống cây trồng lâm nghiệp của đơn vị theo văn bản chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo bằng văn bản và bản điện tử gửi Chi cục Kiểm lâm tổng hợp.
2. Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, tổng hợp, xử lý dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp của các đơn vị trên địa bàn tỉnh, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tính pháp lý và phê duyệt dữ liệu, sau đó chuyển Chi cục Kiểm lâm cập nhật vào phần mềm cơ sở dữ liệu chuyển lên Tổng cục Lâm nghiệp duyệt.
4. Tổng cục Lâm nghiệp chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra và cập nhật dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp của các tỉnh, thành phố vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giống cây trồng toàn quốc
Như vậy, theo quy định trên thì các bước cơ bản thu thập dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện như sau:
- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, các đơn vị nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến hành kê khai, tổng hợp dữ liệu, thông tin về giống cây trồng lâm nghiệp của đơn vị theo văn bản chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo bằng văn bản và bản điện tử gửi Chi cục Kiểm lâm tổng hợp.
- Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, tổng hợp, xử lý dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp của các đơn vị trên địa bàn tỉnh, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tính pháp lý và phê duyệt dữ liệu, sau đó chuyển Chi cục Kiểm lâm cập nhật vào phần mềm cơ sở dữ liệu chuyển lên Tổng cục Lâm nghiệp duyệt.
- Tổng cục Lâm nghiệp chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra và cập nhật dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp của các tỉnh, thành phố vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giống cây trồng toàn quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?