Thử nghiệm tính năng chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm bằng phương pháp nào?

Đối với quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm, một trong những yêu cầu về tính năng chống lại sự xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm được thể hiện thông qua khả năng chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa các chất lỏng nhiễm vi sinh. Vậy phương pháp thử nghiệm tính năng này là gì? Nguyên lý thử nghiệm và phương pháp thực hiện cụ thể như thế nào?

Thử nghiệm tính năng chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa các chất lỏng nhiễm vi sinh của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm bằng phương pháp nào?

Tại tiểu mục 4.1.4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu tính năng và phương pháp thử quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm (gọi tắt là TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003)) có quy định cụ thể như sau:

"4.1.4.2 Chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa các chất lỏng nhiễm vi sinh
Khi thử nghiệm theo Phụ lục A, vật liệu cần được phân loại theo các mức độ tính năng đã nêu trong Bảng 2."

Bảng 2 - Phân loại khả năng chống xuyên thấm bởi tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa chất lỏng nhiễm bẩn

Dẫn chiếu đến Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003), việc thử nghiệm khả năng chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa các chất lỏng nhiễm vi sinh của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm bằng phương pháp nghiệm chống xuyên thấm ướt vi khuẩn ướt.

Tính năng chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa các chất lỏng nhiễm vi sinh của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm

Tính năng chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa các chất lỏng nhiễm vi sinh của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm

Nguyên lý thử nghiệm phương pháp chống xuyên thấm ướt vi khuẩn ướt đối với quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm là gì?

Nguyên lý thử nghiệm được quy định tại Mục A.1. Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003):

"A.1 Nguyên lý thử nghiệm
Phụ lục này mô tả phương pháp thử nghiệm, với thiết bị đi kèm, để xác định khả năng của vật liệu chống lại sự xuyên thấm của vi khuẩn trong chất lỏng.
Mẫu thử được đặt lên đĩa thạch không nắp nằm trên đĩa quay. Bên trên mẫu thử, đặt một mảnh vật liệu cho và một miếng màng polyetylen HD dày khoảng 10 μm có kích thước tương ứng, và các vật liệu được cố định bằng vòng thép đôi.
Đặt một ngón tay chống ăn mòn lên trên vật liệu cho để tạo một lực xác định lên vật liệu cho và mẫu thử để cho chúng tiếp xúc với thạch. Ngón tay được áp vào vật liệu bằng một cần xoay di chuyển bởi một cam lệch tâm làm sao cho nó di chuyển trên toàn bộ bề mặt của đĩa trong vòng 15 min. Khối vật liệu được kéo căng bởi trọng lượng của vòng thép làm sao để mỗi lần chỉ một diện tích nhỏ của mẫu thử tiếp xúc với bề mặt thạch. Do tác động kết hợp giữa cọ xát và dịch chuyển chất lỏng mà vi khuẩn có thể lây lan từ vật liệu cho qua mẫu thử xuống bề mặt thạch.
Sau 15 min thử, thay thế đĩa thạch và lặp lại thử nghiệm. Trong vòng năm khoảng thời gian 15 min mỗi khoảng, thử nghiệm được thực hiện với cùng một cặp vật liệu cho và mẫu thử nghiệm. Bằng cách đó, thử nghiệm cho phép ước tính mức độ thâm nhập theo thời gian.
Cuối cùng, sự nhiễm vi khuẩn trên mẫu thử được ước tính bằng cách sử dụng kỹ thuật tương tự.
Các đĩa thạch được ủ để có thể quan sát thấy các khuẩn lạc vi khuẩn, sau đó được đếm.
Các kết quả được xử lý ở dạng tích lũy để mô tả khả năng chắn và động học xuyên thấm của vật liệu.
CHÚ THÍCH: Phương pháp thử này có thể được hiệu chuẩn bằng cách sử dụng vật liệu tham chiếu có đặc tính EPP (xem A.6) trong phạm vi từ 3,5 đến 4,0, ví dụ vải polyester 277 g/cm2 với lớp hoàn thiện fluorocarbon, được giặt ba lần. Vật liệu chuẩn tham chiếu phải được đóng gói trong túi tiệt trùng phù hợp với EN 868-1 (Vật liệu và hệ thống đóng gói cho các thiết bị y tế cần tiệt trùng - Phần 1: Yêu cầu chung và phương pháp thử) và được khử khuẩn bằng hơi nước ở 121 °C."

Có những phương pháp thử nào khi thử nghiệm chống xuyên thấm ướt vi khuẩn ướt đối với quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm?

Phương pháp thử khi thực hiện thử nghiệm chống xuyên thấm ướt vi khuẩn ướt đối với quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm được quy định tại Mục A.5 Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003), gồm:

"A.5 Phương pháp thử
A.5.1 Ổn định
Nếu cần, ổn định các mẫu thử theo EN 20139, Hàng dệt - Các môi trường tiêu chuẩn ổn định và thử nghiệm.
Cách khác, có thể tiến hành ổn định và thử nghiệm ở nhiệt độ bình thường trong phòng. Phương pháp ổn định cần được mô tả trong báo cáo thử nghiệm.
A.5.2 Hiệu chuẩn dụng cụ
Vật liệu được thử chỉ được tiếp xúc với thạch tại một một điểm và một thời gian nhất định. Để đảm bảo rằng ngón tay di chuyển trên toàn bộ bề mặt, nó phải được theo dõi thường xuyên bằng kỹ thuật dưới đây. Tài liệu kết quả thu được là hồ sơ chất lượng và sẽ được lưu giữ.
Chuẩn bị tổ hợp gồm một tờ giấy trắng, một tờ giấy carbon và một tờ màng HD polyethylene bằng cách sử dụng các vòng thép. Đặt úp ngược phần đáy của đĩa Petri 14 cm lên đĩa quay và lắp ráp lên đĩa như mô tả trong A.5.3. Áp ngón tay vào vật liệu và chạy thiết bị trong 15 min. Trích xuất tờ giấy trắng và đảm bảo rằng ngón tay đã để lại một hình tiếp xúc đều trên toàn bộ bề mặt của đĩa.
A.5.3 Quy trình
A.5.3.1 Chuẩn bị mẫu thử
Điều chỉnh trọng lượng trên đòn bẩy sao cho lực từ ngón tay lên đĩa thạch là (3 ± 0,02) N.
Đặt đĩa thạch 1 lên bàn xoay.
Để chuẩn hóa lực kéo căng vật liệu, hãy sử dụng kỹ thuật sau. Dùng một quả nặng hình tròn bao gồm một vòng ngoài và một vòng trong (tổng khối lượng (800 ± 1) g, xem hình A.3 và A.4).
Đặt vòng trong và một thân hình trụ đường kính khoảng 9 cm và cao 4 cm ở tâm của nó lên trên một bề mặt làm việc nằm ngang vô trùng. Sử dụng phương tiện thích hợp như băng dính hai mặt dán bên ngoài của vòng để tăng ma sát.
Đặt một mẫu thử nghiệm lên trên vòng và đặt vật liệu cho đã lây nhiễm khuẩn mặt dưới lấy ra từ giấy và một mảnh HD polyethylene lên trên đỉnh của nó. Bây giờ ấn mạnh vòng ngoài xuống để làm sao các vật liệu được giữ chặt giữa hai vòng.
A.5.3.2 Trình tự thử nghiệm (mẫu thử 1)
Bây giờ có thể nâng khối lên với các vật liệu hơi chùng và đặt trên đĩa thạch thứ nhất không có nắp với vòng thép treo tự do bên ngoài đĩa quay. Áp ngón tay vào vật liệu cho ngay bên trong miệng đĩa và làm sao cho mẫu thử tiếp xúc với bề mặt thạch. Bắt đầu chạy thử nghiệm như mô tả với lực ngón tay 3 N và trong 15 min.
Tháo vòng thép với kết hợp mẫu thử - vật liệu cho ngay lập tức khi hết thời gian 15 min.
Lấy đĩa 1 ra khỏi đĩa quay và đậy nắp vào. Ngay sau đó đặt đĩa 2 lên đĩa quay và vòng thép với các vật liệu lên trên nó.
Lặp lại quy trình trên cho các đĩa từ 2 đến 5, sử dụng cùng một loại tổ hợp vật liệu.
Cuối cùng lấy ra và loại bỏ vật liệu cho, lật ngược mẫu thử, phủ màng HD polyetylen và chạy đĩa thứ sáu trong 15 min.
Nếu có chất lỏng tích tụ trên bề mặt thạch, hãy làm khô (các) đĩa trên một chiếc bàn sạch và ủ các đĩa thạch (1 đến 6) với nắp đậy của chúng trong máy điều nhiệt ở (36 ± 1) °C trong 48 h.
Đếm số khuẩn lạc S. aureus trên mỗi đĩa. Bỏ qua số đếm trong khu vực bán kính 15 mm xung quanh tâm của đĩa. Số đếm của đĩa phải không được vượt quá 1000. Nếu số lượng khuẩn lạc vượt quá 1000, thì cần phải làm lại dịch treo S. aureus mới có nồng độ thấp hơn (nhưng vẫn trong phạm vi cố định) và lặp lại quy trình như trên.
A.5.3.3 Các mẫu thử còn lại
Chạy 4 mẫu thử còn lại theo đúng cách như đã mô tả trong A.5.3.1 và A.5.3.2. Sử dụng vật liệu cho mới chuẩn bị với từng mẫu thử."

Như vậy, một trong những yêu cầu tính năng chống lại sự xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm được thể hiện thông qua tính năng chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa các chất lỏng nhiễm vi sinh. Phương pháp thử nghiệm tính năng này là phương pháp chống xuyên thấm ướt vi khuẩn ướt, được thực hiện dựa trên nguyên lý và các phương pháp thử quy định cụ thể tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu tính năng và phương pháp thử quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm.

Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm cần đáp ứng yêu cầu gì về vật liệu và về trang phục đồng bộ?
Pháp luật
Thử nghiệm tính năng chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm bằng phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm
605 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào