Thư ký tòa án là em trai của của bị hại trong cùng một vụ án thì có bị thay đổi hay không? Ai có quyền đề nghị thay đổi Thư ký tòa án?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án là gì?
Căn cứ theo Điều 47 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án cụ thể như sau:
"Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
b) Phổ biến nội quy phiên tòa;
c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
d) Ghi biên bản phiên tòa;
đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình."
Như vậy, Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
- Phổ biến nội quy phiên tòa;
- Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
- Ghi biên bản phiên tòa;
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án được quy định như thế nào?
Thư ký tòa án là em trai của của bị hại trong cùng một vụ án thì có bị thay đổi hay không?
Theo quy định tại Điều 49 và Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Theo đó, trường hợp Thư ký Tòa án là người thân thích của bị hại thì phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Đồng thời, căn cứ điểm e khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người thân thích như sau:
“e) Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.”
Như vậy, trường hợp Thư ký Tòa án là em trai ruột của bị hại đây được xem là người thân thích của bị hại. Do đó, Thư ký Tòa án sẽ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Ai có quyền đề nghị thay đổi Thư ký tòa án?
Căn cứ theo Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cụ thể như sau:
- Kiểm sát viên.
- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Theo đó, những người quy định trên đây là người có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án.
Ai là người có thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án?
Theo khoản 2 Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thay đổi Thư ký Tòa án như sau:
"2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa."
Như vậy, tùy vào từng giai đoạn tố tụng thì thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án cũng khác nhau, cụ thể:
- Trước khi mở phiên tòa: do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định;
- Tại phiên tòa: do Hội đồng xét xử quyết định.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến những trường hợp Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi và những người có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?